Tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng phát triển Nhà Đồng.doc (Trang 49 - 53)

- Ngành khác: Dư nợ của ngành tăng, giảm qua các năm, năm 2005 dư nợ giảm 407 triệu đồng tức giảm 3% so với năm 2004, Sang năm 2006 tăng 1

4.2.4.3.Tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế

Trong 3 năm 2004-2006, nợ quá hạn theo ngành kinh tế của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh tăng qua các năm và chủ yếu tập trung ở ngành thương mại-Dịch vụ, nông nghiệp và ngành khác, thể hiện qua bản số liệu sau:

113 326 680 0 100 200 300 400 500 600 700 800 2004 2005 2006 Năm Triệu đồng 1. Nông nghiệp 2. Thương mại và Dịch vụ 3. Ngành khác Tổng cộng

Hình 6: Tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh qua 3 năm 2005-2006.

- Nợ quá hạn ngành nông nghiệp: Nợ quá hạn chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng cao qua các năm, năm 2005 nợ quá hạn tăng đến 400% so với năm 2004, năm 2006 so với năm 2005 tốc độ tăng nợ quá hạn là 279%.

+ Về phía Ngân hàng do địa bàn cho vay phân tán, thiếu cán bộ tín dụng nên việc quản lý khó khăn. Một cán bộ tín dụng phải quản lý nhiều khách hàng ở nhiều xã nên khó kiểm soát tình hình sử dụng vốn của khách hàng, mặt khác do đa số khách hàng sống ở nông thôn, thông tin liên lạc chưa thuận tiện lắm nên việc gửi giấy thông báo lãi hay điện thọai nhắc nhở khách hàng đóng lãi cũng gặp nhiều bất tiện vì vậy gây trở ngại cho công tác thu nợ của Ngân hàng.

+ Trong những năm qua tình hình kinh tế có những biến động, giá các loại vật tư nông nghiệp tăng trong khi các mặt hàng nông sản đứng giá, đa số người dân sản xuất manh mún, nhỏ lẻ làm cho chi phí sản xuất cao nên việc sản xuất của một số hộ không hiệu quả gây khó khăn cho công tác thu hồi nợ của Ngân hàng.

+ Một số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, hay cố tình chây ỳ không trả nợ cho Ngân hàng làm cho nợ quá hạn của Ngân hàng tăng lên.

- Đối với ngành Thương mại và Dịch vụ: Nợ quá hạn của ngành này trong những năm qua cũng chiếm tỷ trọng cao và tăng qua các năm. Năm 2005 so với năm 2004 nợ quá hạn đối với ngành thương mại và dịch vụ tăng 20 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng 50%. Đến năm 2006 con số này lên đến 60 triệu đồng tức tăng 100% so với 2005.

Nguyên nhân của sự tăng này là do trong những năm qua được sự khuyến khích của địa phương cộng với sự hỗ trợ của Ngân hàng, đây là lĩnh vực kinh doanh dễ kiếm lời và nhanh thu hồi vốn. Do vậy một số đối tượng không am hiểu cũng như chưa có kinh nghiệm thấy người khác kinh doanh có lời nên cũng ồ ạt kinh doanh theo. Một số quán ăn, nhà nghỉ, karaoke…phải đóng cửa do địa điểm kinh doanh không thuận tiện, không phù hợp với túi tiền cũng như phong tục tập quán ở địa phương, cách thức trang trí phục vụ không hấp dẫn, khẩu vị không hợp…không thu hút được khách hàng. Vốn không thu hồi được mà còn tốn thêm chi phí quản lý, kinh doanh thua lỗ nên không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng.

- Ngành công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp: Trong thời gian qua do làm ăn có hiệu quả, những doanh nghiệp chế biến và ngành nghề truyền thống tìm được thị trường tiêu thụ, xuất khẩu tăng mạnh, nâng cao lợi nhuận do đó việc trả nợ của khách hàng này rất tốt nên không phát sinh nợ quá hạn trong 3 năm 2004-2006.

- Ngành khác: Ngành khác bao gồm cho vay tiêu dùng, cho vay xây dựng, sữa chữa nhà… Nợ quá hạn của ngành này tăng giảm qua các năm. Năm 2005 nợ quá hạn của ngành khác là 146 triệu đồng tăng 97 triệu đồng hay tăng 198% so với năm 2004. Tuy nhiên, sang năm 2006 nợ quá hạn chỉ còn 105 triệu đồng, giảm 41 triệu đồng tức giảm 28%. Có sự chuyển biến như vậy là do năm 2005 chi nhánh có sự chuyển hướng đầu tư sang các ngành khác, tập trung xử lý nợ nên nợ quá hạn có xu hướng giảm.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng phát triển Nhà Đồng.doc (Trang 49 - 53)