ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH BÌNH MINH.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng phát triển Nhà Đồng.doc (Trang 53 - 57)

- Ngành khác: Dư nợ của ngành tăng, giảm qua các năm, năm 2005 dư nợ giảm 407 triệu đồng tức giảm 3% so với năm 2004, Sang năm 2006 tăng 1

4.3.ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH BÌNH MINH.

PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH BÌNH MINH.

Bảng 16: CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL HUYỆN BÌNH MINH

QUA 3 NĂM 2004-2006

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2004 2005 2006

Tổng nguồn vốn Triệu đồng 53.330 81.389 85.042

Tổng vốn huy động Triệu đồng 11.000 15.000 20.200

Vốn huy động có kỳ hạn Triệu đồng

8.200 10.800 15.500

Doanh số cho vay Triệu đồng 56.370 57.520 80.492

Doanh số thu nợ Triệu đồng 34.462 47.461 61.839

Dư nợ cuối kỳ Triệu đồng 53.330 66.389 85.042

Dư nợ bình quân Triệu đồng 42.376 59.859,5 75.715,5

Nợ quá hạn Triệu đồng 113 326 680 VHĐ/TNV lần 0,21 0,18 0,24 VHĐCKH/ TNV lần 0,15 0,13 0,18 DN/TNV lần 1 0,82 1 DN/VHĐ lần 4,85 4,43 4,21 HSTN % 61,14 82,51 76,83 NQH/DN % 0,21 0,49 0,80 VQVTD vòng 0,81 0,79 0,82

Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh

* Chú thích: - VHĐ: vốn huy động - VHĐCKH: Vốn huy động có kỳ hạn - TNV: Tổng nguồn vốn - DN: Dư nợ - DSTN: Doanh số thu nợ - NQH: Nợ quá hạn - VQVTD: Vòng quay vốn tín dụng

* Vốn huy động trên tổng nguồn vốn:

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình huy động vốn không tương xứng với nhu cầu vay, vốn huy động chiếm tỷ lệ rất thấp (< 0,3 lần) trên tổng nguồn vốn qua 3 năm. Cứ 10 đồng vốn của Ngân hàng thì chỉ có 3 đồng là vốn huy động còn lại 7 đồng là do vay từ Hội sở. Điều này có thể được lý giải là do thói quen của người dân ở nông thôn thích mua vàng để dành hơn là gửi Ngân hàng. Mặt khác do hạn chế thông tin nên một số người dân nhắc đến ngân hàng người ta thường nghĩ đến là nơi cho vay chứ ít người cho rằng có thể đem tiền đến gửi để hưởng lãi. Do vậy mà việc huy động vốn của Ngân hàng gặp khó khăn.

Bên cạnh hạn chế của người dân thì phải kể đến hạn chế về thị phần huy động vốn của Ngân hàng. Do chi nhánh còn mới, trong khi đó các đối thủ cạnh tranh như chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp, Bưu điện Bình Minh hoạt động lâu năm, mạng lưới xuống tận xã, thị phần huy động vốn rộng nên gây không ít khó khăn cho công tác huy động vốn của chi nhánh.

Mặc dù trong những năm qua bộ mặt nông thôn của huyện Bình Minh được cải thiện, xong nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ yếu của người dân địa phương nơi đây. Do vậy, vốn huy động thấp là điều không thể tránh khỏi.

* Vốn huy động có kỳ hạn trên tổng nguồn vốn:

Trong 3 năm qua mặc dù Ngân hàng Phát triển nhà chi nhánh Bình Minh không ngừng tăng lãi suất để kích thích khách hàng gửi tiền, đặc biệt là tiền gửi không kỳ hạn. Vốn huy động có kỳ hạn trên tổng nguồn vốn của chi nhánh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp (< 0,2 lần) trên tổng nguồn vốn. Sự chủ động trong cho vay của Ngân hàng thấp, đa số vốn huy động là ngắn hạn gây khó khăn cho việc đáp ứng nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của khách hàng.

* Dư nợ trên vốn huy động:

- Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.

Năm 2004 bình quân 4,85 đồng dư nợ có một đồng vốn huy động tham gia. Năm 2005 tình hình vốn huy động của Ngân hàng được cải thiện hơn so với năm 2004, bình quân 4,43 đồng dư nợ thì có một đồng vốn huy động tham gia cùng. Sang năm 2006 công tác huy động vốn có tốt hơn, bình quân 4,21 đồng dư nợ thì có một đồng vốn huy động trong đó, đây là dấu hiệu tốt cho công tác huy động vốn của Ngân hàng.

* Dư nợ trên tổng nguồn vốn

Do tính chất của địa bàn hoạt động là vùng nông thôn nên vốn của Ngân hàng chủ yếu được sử dụng vào mục đích cho vay. Chính vì vậy mà tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn cao qua các năm, năm 2004 và 2006 dư nợ bằng với tổng nguồn vốn của Ngân hàng, năm 2005 dư nợ bằng 0,82 lần của nguồn vốn. Bên cạnh cho vay tăng, do khách hàng gia hạn nợ cũng là nguyên nhân làm cho tỷ lệ này tăng qua các năm.

* Nợ quá hạn trên dư nợ

Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Dư nợ của Ngân hàng tăng qua các năm nhưng tỷ lệ nợ quá hạn còn ở mức thấp. Năm 2004 tỷ lệ nợ quá hạn chỉ có 0,21%. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2005 và năm 2006 có tăng lên nhưng vẫn còn ở mức thấp (<1%) và dưới mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước là 5%. Có được kết quả này là do khâu thẩm định tốt, Ngân hàng đã đề ra các giải pháp hữu hiệu, cứng rắn trong việc xử lý nợ.

* Hệ số thu nợ: Qua bảng số liệu ta thấy hệ số thu nợ của ngân hàng trong những năm qua khá cao và tăng giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2004 hệ số thu nợ là 61,14%, năm 2005 tăng lên là 82,51% và 76,83% là hệ số thu nợ năm 2006. Điều đó cho thấy công tác thu nợ của chi nhánh trong 3 năm qua tốt, đạt được kết quả như vậy phải kể đến vai trò của cán bộ tín dụng trong việc đôn đốc, động viên khách hàng trả nợ đúng hạn.

* Vòng quay vốn tín dụng: Vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL huyện Bình Minh trong những năm qua có sự biến động không theo một chiều tăng hoặc giảm, mà có sự giảm sau đó tăng lại. Năm 2004 vòng quay vốn tín dụng là 0,81vòng, năm 2005 giảm xuống chỉ còn 0,79 vòng, đến năm 2006 lại tăng lên 0,82 vòng. Nguyên nhân giảm sút là do trong năm 2004- 2005 tình trạng hạn hán, dịch cúm gia cầm, giá cả các mặt hàng nông sản không ổn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

định ảnh hưởng đến lợi nhuận của người dân nên khách hàng xin Ngân hàng cho gia hạn nợ. Ngoài ra, năm 2005 và 2006 Ngân hàng đầu tư cho vay vào các ngành nghề truyền thống theo chính sách của huyện đề ra, ảnh hưởng đến công tác thu nợ của Ngân hàng.

CHƯƠNG 5

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng phát triển Nhà Đồng.doc (Trang 53 - 57)