MỘT SỐ GIẢI PHÁP DUY TRÌ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH BÌNH MINH

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng phát triển Nhà Đồng.doc (Trang 57 - 58)

- Ngành khác: Dư nợ của ngành tăng, giảm qua các năm, năm 2005 dư nợ giảm 407 triệu đồng tức giảm 3% so với năm 2004, Sang năm 2006 tăng 1

MỘT SỐ GIẢI PHÁP DUY TRÌ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH BÌNH MINH

HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH BÌNH MINH



5.1. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH DỤNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH BÌNH MINH TRONG 3 NĂM 2004-2006.

5.1.1. Khó khăn.

- Trước đây khi khách hàng làm hồ sơ xin vay vốn của Ngân hàng chỉ cần xác nhận của Ủy Ban nhân dân xã và Phòng công chứng nhưng hiện nay còn phải qua Phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện. Do vậy, thời gian vay vốn của khách hàng chậm lại.

- Sự chậm trễ trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã làm hạn chế việc cho vay của Ngân hàng vì những nhu cầu vay còn chưa đủ tài sản làm đảm bảo thế chấp.

- Bình Minh là địa bàn có nhiều sông rạch, giao thông nông thôn chưa thuận tiện nên việc đi lại khó khăn nhất là trong mùa mưa, lũ lụt gây khó khăn cho cán bộ công nhân viên trong việc đi thực tế để thực hiện công tác thẩm định cho vay.

- Thành lập năm 2003, Ngân hàng Phát triển nhà huyện Bình Minh còn non trẻ so với chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng huyện. Vì vậy, chưa có được mối quan hệ thân thiết với khách hàng lớn, nhiều hộ dân chưa hiểu biết và tin tưởng vào Ngân hàng và còn rất nhiều người mặc dù có nhu cầu nhưng vẫn chưa mạnh dạn đến Ngân hàng để giao dịch.

- Do Ngân hàng ở giai đoạn đầu hoạt động nên đội ngũ cán bộ tín dụng còn thiếu. Hồ sơ, thủ tục còn phải theo nguyên tắc chưa thể có những thay đổi phù hợp với tình hình hoạt động hiện tại. Để giải quyết một yêu cầu vay vốn còn rất nhiều thủ tục hồ sơ gây không ít khó khăn và phiền phức cho khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng.

- Các quy chế, chính sách của Ngân hàng hiện hành đều áp dụng chung cho các đối tượng khách hàng, không phân khúc theo thị trường doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, cá nhân. Do đó khi thực hiện thì gặp khó khăn nhất là

việc xếp loại khách hàng, các chỉ số tài chính chỉ phù hợp với doanh nghiệp lớn, Doanh nghiệp Nhà nước khi áp dụng với doanh nghiệp nhỏ và vừa thì không đủ điều kiện, không chính xác.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng phát triển Nhà Đồng.doc (Trang 57 - 58)