Bảng 1.2: Các chỉ tiêu tài chính của công ty
2.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại khác
Ngân hàng Nhà nước là cơ quan đầu não của hệ thống các ngân hàng thương mại, ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà hoạt động vì sự phát triển an toàn của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Các chính sách của ngân hàng Nhà nước sẽ tác động trực tiếp tới hệ thống ngân hàng thương mại. Để nâng cao hơn nữa chức năng hoạt động của mình đồng thời giúp các ngân hàng thương mại trong hệ thống phát triển lành mạnh, em có một số kiến nghị đối với ngân hàng Nhà nước như sau:
Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa việc sắp xếp lại hệ thống các ngân hàng thương mại, đảm bảo vai trò quan trọng của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế.
Thứ hai, ngân hàng Nhà nước cần phải tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các ngân hàng thương mại, áp dụng các chế tài trong các trường hợp vi phạm pháp luật, nhằm đảm bảo cho cả hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định.
Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ cho các ngân hàng thương mại nhất là nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ thẩm định. Ngân hàng nhà nước có thể tổ chức các buổi lễ tổng kết thẩm định dự án đầu tư theo từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và định hướngcho công tác thẩm định dự án trong thời gian tới.
Thứ tư, Ngân hàng Nhà nước cần phải xây dựng quy trình thẩm định dự án đối với từng loại dự án của từng ngành, từng lĩnh vực khác nhau. Trên cơ sở quy trình thẩm định này và hoàn cảnh cụ thể của từng ngân hàng, các ngân hàng thương mại có thể xây dựng riêng cho mình một quy trình thẩm định hoàn chỉnh và hợp lý hơn.
Thứ năm, ngân hàng Nhà nước cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của hệ thống cung cấp thông tin tín dụng CIC. Yêu cầu các ngân hàng thương mại phải thường xuyên gửi báo cáo hoạt động cho CIC, áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình thu thập,xử lý thông tin.
Các ngân hàng thương mại cần phải phối hợp với nhau trong việc thu thập và xử lý thông tin, trao đổi kinh nghiệm để phục vụ cho công tác thẩm định dự án. Bởi vì mỗi một ngân hàng khác nhau đều có những thế mạnh riêng của mình nên sự phối hợp này rất có ý nghĩa nhất là đối với những dự án cho vay hợp vốn.