Giải pháp về những nội dung thẩm định cần hoàn thiện:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay tại Sở giao dịch I Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam.docx (Trang 77 - 82)

II/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP.

4.Giải pháp về những nội dung thẩm định cần hoàn thiện:

NH cần tiến hành kiểm tra và rà soát lại toàn bộ các cách tính toán các chỉ tiêu được sử dụng để phân tích nhằm tìm ra những thiếu sót, bất hợp lý để bổ sung thay đổi cho phù hợp. Việc này phải được tiến hành thường xuyên bởi những người trực tiếp tham gia thẩm định và tiến hành song song với việc tăng cường tham khảo, học hỏi áp dụng những phương pháp tính toán hiện đại đang được áp dụng trên thế giới. Các phương pháp, chỉ tiêu đó đã và đang trình bày một cách khá phổ biến trong các tài liệu khác nhau. Vấn đề chỉ còn là ứng dụng đến đâu và ứng dụng như thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh VN với điều kiện của Sở giao dịch I mà thôi.

* Về nguồn vốn đầu tư:

Các cán bộ thẩm định nên tích cực tìm hiểu lưu trữ các thông tin của các DAĐT điển hình trong cả nước để làm cơ sở kiểm tra thẩm định nguồn vốn xây dựng nhất là vốn mua thiết bị, các chi phí liên quan tránh việc tính thừa hay thiếu nguồn vốn đầu tư.

Sở cũng phải nghĩ tới việc áp dụng một cách nghiêm ngặt việc phân tích nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn cho các dự án có vốn đầu tư lớn và thời gian dài.

Trong phân tích dự án Sở phải quan tâm nhiều hơn hiệu quả tài chínhcủa DAĐT chứ không nên chỉ quan tâm đến khả năng trả nợ như hiện nay.

Phải nhận thức được rằng, nếu dự án thực sự có hiệu quả thì sẽ chắc chắn trả được nợ, vấn đề chỉ là thời gian thế nào cho hợp lý. Sở không nên chỉ phụ thuộc cứng nhắc nguồn vốn của mình (thực tế Sở không hề thiếu vốn cho

Điều này sẽ gây khó khăn cho những khách hàng và dự án làm ăn có hiệu quả lâu dài nhưng thiếu nguồn vốn trả nợ trước mắt đồng thời lại tạo sự quá dễ dàng cho những dự án có khả năng trả nợ trước mắt nhưng hiệu quả lâu dài lại kém.

* Về việc tính toán và sử dụng các chỉ tiêu tài chính.

Các chỉ tiêu NPV, IRR, BCR, điểm hoà vốn... phải được coi là những chỉ tiêu tổng hợp, cơ bản phản ánh hiệu quả, tính chất của dự án mà không thể không xét đến khi thẩm định. Hơn nữa các chỉ tiêu trên chỉ bao hàm trong nó giá trị thời gian của tiền (hay là chi phí cơ hội của việc sử dụng tiền vay). Một dự án được tính theo cách thông thường (không hiện tại hóa các dòng tiền) có thể cho ta một kết quả lãi. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu NPV<0 và chỉ tiêu IRR<IRRđm thì điều đó chỉ ra rằng vốn, một nguồn lực cơ bản, đã được phân bổ không hiệu quả và số tiền đó có thể được sử dụng để đầu tư vào chỗ có hiệu quả hơn, chẳng hạn như mua trái phiếu. Vậy là các chỉ tiêu NPV, IRR cần thiết phải được sử dụng cho 100% các dự án và sử dụng kết hợp với các chỉ tiêu BCR, Thv, Đhv,..

Việc sử dụng mức lãi suất chiết khấu (chỉ tiêu biểu hiện trực tiếp chi phí cơ hội của tiền) hợp lý cũng cần được quan tâm.

Đối với các dự án vay vốn thương mại sẽ tuỳ vào lãi suất khoản vay mà lấy đó làm lãi suất chiết khấu vì việc tính chi phí vốn trung bình của dự án là rất phức tạp.

* Việc phân tích tài chính dự án hàng năm.

Nếu dự án có hiệu quả, nhưng doanh số năm đầu không đủ khả năng trả nợ thì Sở cũng nên tham gia hỗ trợ. Ngoài việc đề nghị cơ quan quản lý nhà nước giúp đỡ, NN miễn giảm thuế, Sở cũng có thể cho DN vay bổ sung hoặc chuyển bớt số nợ phải trả năm đó sang những năm sau.

Với những dự án có thời gian hoạt động rõ ràng, Sở phải phân tích hiệu quả tài chính cho tất cả các năm. Nếu không rõ ràng, Sở cũng phải tính tới thời gian DN trích hết KHCB phần tài sản chính (máy móc thiết bị). Từ đó mới có cơ Sở để tính NPV, IRR,..

Trong phân tích tài chính ngắn hạn, Sở phải quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch dự tính về yêu cầu và khả năng đáp ứng vốn lưu động, ngân quỹ, dự phòng hàng hoá... sao cho cân đối và an toàn. Các yếu tố phải thu,

phải trả, dự phòng, sản phẩm dở dang,.. cần được dự tính hợp lý để tính toán lượng tiền ròng của dự án.

Để phân tích rõ hơn về hiệu quả hoạt động và khả năng thanh toán của dự án tại từng thời điểm, Sở có thể xem xét việc sử dụng một số chỉ tiêu, vốn đã được sử dụng trong phần phân tích DN như sau:

* Việc sử dụng bảng biểu:

Sở nên tiến hành xem xét, hệ thống hóa lại tất cả các bảng biểu một cách cụ thể và hợp lý, đảm bảo đầy đủ đễ thực hiện. Việc sử dụng tên các khoản jmục phải thống nhất.

Sở cũng nên thử nghiệm lập một số bảng biểu mới để sử dụng khi cần đối với các dự án quan trọng. Chẳng han như bảng nguồn và tiến độ bỏ vốn, bảng kế hoạch ngân quỹ của dự án.

Trong quá trình thẩm định bảng biểu và các chỉ tiêu có thể được DN tính toán không đầy đủ và theo các dạng bảng khác nhau. Cán bộ thẩm định phải tính toán lại từ đầu một cách đầy đủ các bảng và chỉ tiêu đó, hơn nữa phải cố gắn đưa về tính toán theo các bảng tiêu chuẩn của Sở tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá nhận xét chứ không nên sử dụng các bảng biểu của DN khác biệt với các bảng biểu chuẩn của Sở.

* Việc tính chi phí sản xuất:

Các loại chi phí quản lý DN, lãi vay vốn lưu động, chi phí vận chuyển... không nên chấp nhận mặc nhiên cách tính toán của DN hay là tuỳ tiện nâng lên một chút để an toàn. Đối với các dự án mở rộng hoặc dự án mới của DN đã hoạt động trong ngành đó, cán bộ thẩm định nên lấy các chỉ tiêu cũ làm cơ sở. Nếu là dự án và DN mới hoàn toàn, các chỉ tiêu của các dự án tương tự cũng là những tham khảo tốt.

Trong việc tính chi phí KH, nếu DN tính sai quy định của Bộ tài chính thì Sở nên tính lại và có ý kiến với DN. Nếu DN đã tính đúng, Sở cũng nên tôn trọng DN không nên ép buộc DN theo cách tính của mình để đảm bảo khả năng trả nợ hay một yêu cầu nào đó. Việc tính KH cũng cần phải xét trong mối liên quan đến khả năng tiêu thụ sản phẩm. KHCB không phải là một nguồn trả nợ sẵn có hiển nhiên (tiền ròng), nó rất có thể chỉ là những con số vô nghĩa khi sản phẩm không được tiêu thụ.

Việc xác định khả năng huy động công suất của máy móc thiết bị là tương đối dễ dàng. Vì thế để dự tính chính xác doanh thu từ dự án, Sở chủ yếu phải quan tâm đến nguồn cung cấp nguyên vật liệu và khả năng tiêu thụ sản phẩm. Để làm được điều này phải nâng cao hơn nữa chất lượng của công tác thẩm định thị trường, đặc biệt chú ý tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm về chất lượng giá cả uy tín. Dự báo chính xác xu hướng phát triển của cung cầu thị trường cả nước cũng như trong khu vực và thế giới nhất là trong hoàn cảnh nền kinh tế VN ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Đồng thời Sở phải chú ý thích đáng tới công tác thẩm định công nghệ kỹ thuật. Việt Nam đang có nhu cầu rất lớn về việc chuyển giao các công nghệ hiện đại hơn từ nước ngoài để thay thế các công nghệ đã quá lạc hậu trong nước. Những công nghệ thải ra của nước ngoài nhiều khi lại hiện đại hơn so với các công nghệ hiện có tại VN. Thế nhưng nhiều cán bộ thẩm định do không có thông tin về tiến bộ khoa học kỹ thuật ở khu vực và trên thế giới chỉ dựa trên tính ưu việt so với công nghệ của mình mà tính toán hiệu quả, không lường trước được áp lực cạnh tranh về giá cả, chất lượng của sản phẩm ngoại nhập được sản xuất từ những công nghệ còn hiện đại hơn nữa. Đây là một nguyên nhân cơ bản làm cho các sản phẩm xi măng lò đứng, mía đường hiện nay không thể nào cạnh tranh nổi với sản phẩm của Trung Quốc, Thái Lan

Theo xu hướng phát triển chung, Sở cũng nên nghĩ đến việc áp dụng các mô hình kinh tế lượng báo khả năng tiêu thụ, khả năng phát triển (dưới dạng các phần mềm máy tính khá phức tạp) cho những dự án quan trọng.

* Xác định khả năng trả nợ:

Những năm LN âm Sở phải tính đến việc khấu trừ khoản đó khỏi nguồn trả nợ nếu DN không chắc chắn huy động được nguồn vốn khác thay thế. Nếu DN về lâu dài thực sự có hiệu quả thì Sở có thể đề nghị hỗ trợ DN trả nợ năm đó, có thể đề nghị nhà nước miễn giảm thuế hoặc Sở cũng có thể bố trí cho vay ngắn hạn nếu cần. Trong những năm mà dự án đã được Sở miễn giảm thuế thu nhập, Sở không tính phần thuế miễn giảm đó và tính nguồn trả nợ bình thường.

* Phân tích và quản lý rủi ro:

Thẩm định tài chính dự án cho vay theo phương pháp hiện đại đòi hỏi không chỉ phải quan tâm tới giá trị thời gian của tiền mà còn một yếu tố quan trọng nữa là phải phân tích các hiệu quả tài chính đó trong trạng thái luôn biến động của thị trường. Khác với việc thẩm định dự án trong trạng thái tĩnh, việc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phân tích sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả dự án NPV, IRR khi những điều kiện chủ yếu thay đổi sẽ giúp chúng ta lường trước được rủi ro và có biện pháp quản lý dự phòng hợp lý.

Hai phương pháp tương đối đơn giản mà NH có thể áp dụng phổ biến ngay lập tức vào việc phân tích và quản lý rủi ro các dự án là phân tích độ nhậy và phân tích trường hợp.

Phân tích độ nhậy xác định các giá trị NPV, IRR khi cho các yếu tố cơ bản: giá nguyên vật liệu, giá bán sản phẩm, lạm phát... thay đổi.Ví dụ ta có thể lập một bảng tính các giá trị NPV, IRR khi giá bán sản phẩm thay đổi 5%, 10% như sau: Giá Chỉ tiêu -10% -5% 0% 5% 10% NPV IRR

Ta cũng có thể lập một bảng các giá trị của NPV hoặc IRR khi cho hai yếu tố , chẳng hạn giá bán và lạm phát, thay đổi:

Giá bán Lạm phát -10% -5% 0% 5% 10% 0% 5% 10%

Từ kết quả của phân tích độ nhạy hoặc do đánh giá chủ quan của mình, cán bộ thẩm định đưa ra một số yếu tố dễ biến động và ảnh hưởng mạnh nhất tới hiệu quả dự án đầu tư và tiến hành phân tích trường hợp. Đặt ra các trường hợp cực đoan nhất (các yếu tố đó biến đổi theo hướng tốt nhất hoặ xấu nhất) rôì phân tích tính toán hiệu quả tài chính dự án trong những trường hợp đó.

Phân tích độ nhạy và phân tích trường hợp rõ ràng mang lại hiệu quả rất lớn giúp chúng ta:

 Ước lượng được các rủi ro chủ yếu đối với dự án

 Loại bỏ các dự án có rủi ro quá cao và không hạn chế được

 Lập các biện pháp dự phòng và quản lý hạn chế đối với các dự án chấp nhận cho vay.

Hiện nay chúng ta chưa có một cơ quan tổng hợp những thông tin kinh tế, dự kiến xu thế phát triển trong tương lai của các ngành kinh tế trong nước, khu vực cũng như trên toàn thế giới và hoạch định chiến lược phát triển đồng bộ trên quy mô ngành, vùng, quốc gia. Chính vì vậy, chúng ta đã phải trả giá đắt cho bài học này.

Vấn đề đặt ra là cần phải thu thập các nguồn thông tin, phân loại xử lý và đánh giá thông tin như thế nào để thấy được tính đúng đắn của từng loại thông tin. Một trong những hướng giải quyết là cần sử dụng rộng rãi máy vi tính và các phần mềm ứng dụng trong phân tích đánh giá dự án. Bởi lẽ ngoài chức năng lưu trữ, cập nhật, truy cập thông tin, máy tính cho những khả năng vô cùng mạnh mẽ trong tính toán, kiểm tra, phân tích các dự án. Cần đặc biệt lưu ý tránh sử dụng những nguồn thông tin mang tính chất một chiều.

Sở giao dịch I cần phải tổ chức thu thập, khai thác các loại thông tin trực tiếp từ doanh nghiệp và các kênh thông tin thu thập từ bên ngoài một cách đầy đủ, chính xác và có hiệu quả

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay tại Sở giao dịch I Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam.docx (Trang 77 - 82)