Giải pháp hoàn thiện trong quy chế CVTD của Vietinbank :

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM & NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 1 TP.HCM.doc (Trang 52 - 55)

1/ Tổng dư nợ của Vietinbank 1,56% 1,33% 1,5 4%

4.3.1.7Giải pháp hoàn thiện trong quy chế CVTD của Vietinbank :

4.3.1.7.1 Tách bạch chức năng tiếp xúc khách hàng và thẩm định khách hàng

NH cần phân định trách nhiệm giữa các bộ phận trong quy trình tín dụng. Phải tách riêng chức năng tiếp xúc khách hàng và chức năng thẩm định khách hàng. Việc một CBTD kiêm nhiệm luôn cả hai khâu này sẽ tạo điều kiện cho CBTD thông đồng, thỏa thuận ngầm với khách hàng hay áp đặt, yêu sách với khách hàng. Như vậy, NHCT cần có những bộ phận sau :

Người tiếp nhận hồ sơ, thông báo kết quả quyết định của cấp quản lý là nhân viên tư vấn bộ phận tín dụng cá nhân hoặc doanh nghiệp. Nhân viên này sẽ làm nhiệm vụ mở tài khoản , lập hồ sơ giải ngân theo từng lần vay, lập lịch vay và trả nợ, quản lý thông tin tài khoản của khách hàng.

Bộ phận tín dụng sẽ là những người thẩm định độc lập, đảm bảo tính khách quan, chân thật của khoản vay. CBTD trực tiếp thẩm định hồ sơ đi vay của khách hàng từ các thông tin do tư vấn viên cung cấp, từ nội bộ ngân hàng, từ CIC và quá trình thực tế khảo sát. CBTD cũng chính là người chấm điểm, xếp hạng tín nhiệm khách hàng, phân loại khách hàng theo nhu cầu vay, mức vay, tính khả thi của phương án và tình hình tài chính của khách hàng.

4.3.1.7.2 Hoàn thiện hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín nhiệm khách hàng:

Xây dựng hệ thống chấm điểm khách hàng cá nhân nhằm giảm nhẹ rủi ro, có thể ra quyết định cho vay một cách nhanh chóng, chính xác, giảm bớt áp lực cho CBTD, tăng năng suất làm việc và giảm thiểu chi phí cho NH

Tại chi nhánh, hệ thống điểm số có hai tiêu thức là độ tuổi và tài sản bảo đảm

Tuổi 40-60 (nam)/ 40-55(nữ) 25-40 tuổi 18-25 tuổi Trên 60 (Nam)/ Trên 55 ( nữ) Điểm 10 9 5 3 Tài sản đảm bảo Có tài sản đảm bảo được đánh giá là rất chắc chắn Có tài sản đảm bảo được đánh giá là chắc chắn Có tài sản đẩm bảo nhưng không chắc chắn, phụ thuộc nhiều vào giá cả

thị trường

Không có TSĐB

Điểm 15 12 8 0

Nhu cầu vay tiêu dùng cao nhất là độ tuổi từ 18-25 nhưng khả năng tự chủ trong thu nhập và kiểm soát chi tiêu ít, tiềm lực tài chính không nhiều như độ tuổi 25- 55/60. Nhưng họ có ưu thế là trẻ tuổi, vay tiêu dùng sẽ kích thích họ làm việc cật lực hơn và có trách nhiệm với khoản vay. NH cần tạo điều kiện cho độ tuổi này tiếp cận những khoản vay tín chấp hoặc cầm cố sổ tiết kiệm, GTCG.

Không có TSBĐ thì vay tín chấp , nguồn trả nợ bằng lương hàng tháng. Việc cho 0 điểm sẽ làm chi nhánh bỏ mất khách hàng tốt hoặc giới hạn mức cho vay tối đa quá ít , không đủ nhu cầu vốn có thể làm họ chuyển sang vay NH khác. Tiêu chí không có TSBĐ nên tăng điểm để khuyến khích và hỗ trợ đối tượng khách hàng này tiếp cận nguồn vốn NH nếu có tư cách tốt, tình hình tài chính lành mạnh và có ý muốn trả nợ cao.

Ngân hàng nên tiến hành thêm một bước nữa trong quy trình tín dụng và tái xếp hạng khách hàng sau giải ngân, không thể chỉ dựa vào kết quả xếp hạng tín dụng ở khâu thẩm định trước giải ngân hay kết quả xếp hạng của các khoản vay trước. Bằng cách thường xuyên hoặc định kỳ đánh giá sự thay đổi trong tình hình tài chính của người vay và xu hướng phát triển và mức độ rủi ro thị trường tiêu dùng. Đánh giá tính hợp pháp, giá trị TSĐB cũng như tư cách người bảo lãnh… Công tác thu nhập thông tin không nên dừng lại khi khoản vay kết thúc mà cần duy trì thu thập và đánh giá thông tin trong các giai đoạn về sau. Từ đó , ngân hàng chủ động và hiểu biết sâu hơn về khách hàng để tăng cường những tiện ích bổ sung từ các sản phẩm tín dụng truyền thống. Mặt khác sẽ giúp ngân hàng đánh giá chính xác uy tín của khách hàng để làm tiêu chí cho những giao dịch về sau khi mà khách hàng sử dụng lại SPDV của ngân hang.

4.3.1.7.4 Linh hoạt trong việc thực hiện đảm bảo tài sản khi cho vay

Tỷ lệ cho vay tối đa phù hợp với những khách hàng có chất lượng khác nhau trong quan hệ TDTD với nhiều cấp độ được chia ra theo nhiều tiêu chí khác nhau và định mức tối đa cho từng loại dựa trên bảng chấm điểm và xếp nhiệm khách hàng của bộ phận thẩm định tín dụng và quản lý rủi ro đã lập. Không nên áp dụng chỉ một mức cho vay tối đa là 70 % giá trị TSĐB như hiện nay. Tránh tình trạng khách hàng không được tài trợ đủ vốn sẽ phải vay nóng từ thị trường chợ đen hoặc sẽ tiến tới hành vi gian lận, lừa dối NH trong việc làm giấy tờ giả hoặc móc nối CBTD để đi vay thêm ở NH khác với cùng TSĐB đó.

Ví dụ : Với các sản phẩm CVTD có TSĐB (như cho vay mua nhà ở, mua ô tô…) Bằng cách gia tăng chất lượng thẩm định khách hàng và thẩm định TSĐB ,tùy từng khách hàng mà mức cho vay có thể vượt 70% nhu cầu vốn với những khách hàng tốt, được xếp hạng tín dụng cao. Nếu bảo đảm bằng tài sản không phải hình thành từ vốn vay mức tài trợ có thể lên tới 100 % thay vì 50 % giá trị TSĐB như hiện nay nếu TSĐB khác đó đáp ứng các tiêu chuẩn như có thị trường tiêu thụ, không có tranh chấp, ít bị mất giá theo thời gian…mà NH sau khi thẩm định và định

giá thấy có khả năng thu hồi lại khoản nợ không trả được bằng với giá trị TSĐB đó sau thanh lý, phát mại.

Đối với tài sản hình thành từ vốn vay, mức cho vay tối đa có thể lớn hơn 50 % giá trị TS nếu khách hàng mua bảo hiểm tín dụng cho khoản vay với giá trị cao hơn nhiều só với giá trị tài sản đó.Khách hàng sẽ phải trả thêm cho công ty bảo hiểm một khoản tiền hàng kỳ nhưng lại được tài trợ vốn nhiều hơn.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM & NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 1 TP.HCM.doc (Trang 52 - 55)