Nhóm giải pháp về quản lý tổ chức và quản trị rủi ro :

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM & NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 1 TP.HCM.doc (Trang 55 - 57)

1/ Tổng dư nợ của Vietinbank 1,56% 1,33% 1,5 4%

4.3.1.8Nhóm giải pháp về quản lý tổ chức và quản trị rủi ro :

Công tác đào tạo nguồn nhân lực :

Nguồn nhân lực giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển và phồn thịnh của NH. Chi nhánh nên thiết lập một hệ thống tiêu chuẩn CBTD NH hoàn chỉnh theo các tiêu thức như kiến thức toàn diện, trình độ nghiệp vụ, đạo đức và phẩm chất, khen thưởng và kỷ luật…Điển hình như sau :

Cần xây dựng hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ chặt chẽ , có sự phân cấp và ủy quyền giữa các phòng ban, thời gian đi công tác.

Tạo môi trường làm việc cạnh tranh bình đẳng giữa các nhân viên và giữa nhân viên với cán bộ quản lý điều hành. Không nên áp dụng cơ chế làm đủ thâm niên mới được lên chức, ai có tài và đạo đức thì sẽ được khen thưởng và có vị trí xứng đáng, được đào tạo dài hạn và chuyên sâu trong và ngoài nước. Toàn bộ nhân viên đều được đăng ký thi lên chức, mọi vị trí quản lý đều phải qua thi cử. Điều này sẽ làm cho nhân viên trung thành và có động lực phát huy năng lực và ý chí phấn đấu, giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo lại nhân viên mới.

Đồng thời xây dựng văn hóa mới trong kinh doanh phục vụ khách hàng. Việc phân biệt đối xử tín dụng với khách hàng là điều tối kỵ và có thể làm mất lòng tin và uy tín đối với NH. Không phân biệt thành phần xã hội mà nên dựa trên năng lực tài chính, hiệu quả kinh doanh, uy tín của khách hàng….để quyết định cho vay.Có chính sách ưu đãi về phí với khách hàng truyền thống và chiến lược để đảm bảo lợi thế cạnh tranh.

CVTD tiềm ẩn nhiều rủi ro, đòi hỏi một cơ chế, hệ thống quản lý rủi ro thích hợp. Các nhà quản trị NH không thể không rút ra bài học từ sự khủng hoảng tín dụng nhà, đất (một loại vay tiêu dùng) ở Mỹ bùng nổ từ năm 2008 mà nguyên nhân là do các NH và TCTD đã bất chấp rủi ro cho vay cả những hợp đồng tín dụng nhà ở dưới chuẩn, thậm chí cho vay cả những khách hàng không có khả năng tài chính, đồng thời phát hành trái phiếu với sự bảo đảm bằng các hợp đồng tín dụng nhà ở dưới chuẩn tới mức không thể kiểm soát được trên thị trường thứ cấp. Đó là sự vi phạm các chuẩn mực quản trị rủi ro và sự lạm dụng các công cụ tài chính tinh xảo khó kiểm soát. Ở Việt Nam nhu cầu tín dụng nhà ở còn rất lớn, cầu phát triển mạnh khi mà thu nhập của dân cư tăng lên. Điều quan trọng là cần hình thành cơ chế giám sát rủi ro phù hợp.

Bước đầu tiên trong quá trình quản lý rủi ro tín dụng là nhận dạng các khoản tín dụng có rủi ro trong danh mục cho vay, các hợp đồng và giao dịch. Chẳng hạn thông qua hệ thống tính điểm tín dụng hay xếp hạng tín dụng người vay, để hiểu rõ hơn các rủi ro tín dụng của mình, từ đó áp dụng các biện pháp cần thiết để quản lý hiệu quả rủi ro.

Tiếp theo là phân loại các khoản tín dụng và chấp nhận rủi ro tạo ra thu nhập : Cần phân loại các khoản tín dụng tốt cũng như các khoản tín dụng xấu với các mức rủi ro tương đối để đưa ra các mức dự phòng hợp lý.

Cuối cùng cán bộ quản lý cần nhận thức rằng quản lý các khoản tín dụng cũng như hoạt động quản lý danh mục đầu tư. Cần có có nhà quản lý danh mục đầu tư và các chuyên gia phân tích định lượng để đảm bảo khi thiết kế hay cung ứng một sản phẩm tín dụng mới không làm ảnh hưởng xấu tới danh mục sản phẩm hiện có. Cần nhận thức rằng, CVTD phải trên tinh thần đảm bảo nguyên tắc đủ điều kiện mới được cho vay (hạn chế cho vay vào lĩnh vực rủi ro như BĐS, không nên cho vay thời hạn quá dài, khống chế số tiền vay tối đa...) và áp dụng linh hoạt tùy từng trường hợp khách hàng cụ thể.

NHCT cần thực hiện đúng theo chỉ thị số 01/CT-NHNN của NHNN về một số biện pháp đảm bảo an toàn, hiệu quả kinh doanh của TCTD. Trong đó, phải đảm

bảo cân đối giữa số vốn huy động và cho vay, cũng như cân đối về kỳ hạn, đảm bảo thanh khoản; không sử dụng vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng (thị trường 2) để cho vay đối với tổ chức, cá nhân, chỉ sử dụng để bù đắp thiếu hụt dự trữ bắt buộc và đảm bảo khả năng năng thanh toán; kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, tập trung vốn cho các nhu cầu vốn để sản xuất - kinh doanh, xuất khẩu, khu vực nông thôn và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM & NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 1 TP.HCM.doc (Trang 55 - 57)