BẢNG 13: TÌNH HÌNH NỢ XẤU PHÂN THEO NHÓM

Một phần của tài liệu TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG THÁP PHÒNG GIAO DỊCH SA ĐÉC.doc (Trang 43 - 45)

- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)

BẢNG 13: TÌNH HÌNH NỢ XẤU PHÂN THEO NHÓM

Đơn vị tính:Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

So sánh 08/07 So sánh 09/08 Số tiền % Số tiền % Nợ nhóm 1 209.323 232.370 461.953 23.047 11,01 229.583 98,8 Nợ nhóm 2 15.769 11.084 3.952 -4.685 -29,71 -7.132 -64,35 Nợ nhóm 3 734 - 11 - - 11 - Nợ nhóm 4 - - - - - - - Nợ nhóm 5 335 100 150 -235 -70,15 50 50 Nợ xấu = tổng nhóm nợ 3+4+5 1.069 100 161 -969 -90,65 61 61 (Nguồn: Tổ quan hệ khách hàng - PGD Sa Đéc).

Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy tình hình nợ xấu phân theo nhóm có sự thay đổi qua các năm.

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Bảng số liệu cho thấy trong năm 2007 nợ nhóm 3 chỉ còn 734 triệu đồng, tuy nhiên đến cuối 2008 thì số nợ này đã không còn nữa.Sang năm 2009 tăng nhẹ trở lại nhưng chỉ có 11 triệu đồng, rất thấp so với tổng doanh số cho GVHD: Trương Thị Nhi Trang 43 SVTH: Dương Phước Mai

vay trong năm. Nợ được xếp vào nhóm 3 là khoản nợ được gia gia hạn lân đầu, được miễm hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo đúng hợp đồng tín dụng. Nhưng số liệu này cho thấy, năm 2008 toàn bộ số nợ đã được thu hồi, chứng tỏ công tác thu hồi nợ đến hạn, quá hạn của PGD khá tốt.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Nợ xếp vào nhóm 4 là nợ được ngân hàng đánh giá là có khả năng xảy ra tổn thất cao.Điều đáng nói ở đây là trong cả 3 năm 2007,2008,2009 PGD Sa Đéc không có khách hàng xếp vào nhóm nợ này, cho thấy ngân hàng đã kiểm soát tốt mức độ rủi ro tín dụng.

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Đây là nhóm nợ có khả năng bị mất vốn bao gồm các khoản nợ được ngân hàng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Năm 2007, nợ nhóm 5 là 335 triệu đồng, giảm 235 triệu đồng tương đương tỷ lệ giảm 70,15%. Trong năm 2008 nợ xấu nhóm 5 chỉ còn 100 triệu đồng, đến năm 2009 lại tăng thêm 50 triệu đồng.

Nếu nợ xấu càng cao thì rủi ro tín dụng có thể xảy ra và rủi ro này xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng một cách đầy đủ gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và có thể làm cho ngân hàng bị phá sản khi rủi ro tín dụng càng cao. Tuy nhiên ta thấy tổng nợ xấu của PGD qua 3 năm có xu hướng giảm từ 1.069 triệu đồng năm 2007 giảm xuống chỉ còn 100 triệu đồng năm 2008 và chỉ tăng nhẹ lên 161 triệu đồng trong năm 2009. Tổng nhóm nợ xấu này vẫn còn trong tầm kiểm soát của PGD và nằm trong khoản dự phòng rủi ro. Nếu thật sự khoản nợ xấu này không thu hồi được thì ngân hàng sẽ dùng khoản dự phòng rủi ro để bù đắp các tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ như cam kết.

Trên đây là thực trạng về tình hình rủi ro trong hoạt động tín dụng của PGD trong thời gian qua. Tuy nhiên, dù ở hình thức nào cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nghiệp vụ tín dụng nói riêng và kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng nói chung. Chính vì thế, Ngân Hàng cần tìm ra những nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro trong hoạt động tín dụng để đề ra những biện pháp phòng ngừa và xử lý thích hợp, từng bước nâng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng trong Ngân Hàng.

2.5.7.2Tình hình nợ xấu theo thời hạn vay.

Một phần của tài liệu TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỒNG THÁP PHÒNG GIAO DỊCH SA ĐÉC.doc (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w