Phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong năm

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT.doc (Trang 47)

3. 1.4.8 Quy trình nghiệp vụ cho vay

3.2.3 Phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong năm

* Mục tiêu hoạt động:

- Giữ vững vai trò chủ đạo, chủ lực, thực hiện đầu tư có chọn lọc trên thị trường nông nghiệp, nông thôn đồng thời cũng cố phát triển thị trường, thị phần.

- Tăng trưởng ổn định, an toàn.

- Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng.

- Đào tạo nguồn nhân lực để phát huy hiệu quả Ngân hàng nhằm tăng thêm năng lực hoạt động, năng lực cạnh tranh.

* Định hướng phát triển của Ngân hàng:

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ công nhân viên trong mọi công tác, nhất là công tác huy động vốn, nắm các gia đình có Việt Kiều và thân nhân ở nước ngoài vận động mở tài khoản qua NHNo, chuyển tiền qua Western Union, mở rộng tín dụng đi đôi với mức độ an toàn và nâng cao chất lượng làm hàng đầu.

- Cương quyết tấc cả các món cho vay mới tuyệt đối không để nợ quá hạn phát sinh.

- Tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo và giúp đỡ của cấp ủy Đảng, chính quyền các cơ quan ban ngành các cấp, Ngân hàng cấp trên để hỗ trợ và tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh đúng hướng, có hiệu quả.

- Phân công lãnh đạo từng phòng, bộ phận. Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, đồng thời để rút kinh nghiệm và làm tốt việc xây dựng kế hoạch tháng, quý, đi đôi với việc thi đua khen thưởng, kỷ luật kip thời.

- Không để khách hàng, cán bộ lãnh đạo các cấp phàn nàn, dư luận.

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN GIỒNG RIỀNG 4.1 NHU CẦU VỐN CỦA HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU VỐN CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN GIỒNG RIỀNG

Hàng năm do sự biến động của giá cả thị trường về phân bón, con giống, cây giống, thời tiết thay đổi bất thường, dịch bệnh ngày càng phát triển. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân vì khi đó chi phí sản xuất nông nghiệp của nông dân sẽ tăng lên theo từng năm. Do đó, nhu cầu vốn sản xuất cũng theo đó mà tăng lên. Bên cạnh, vốn tự có của mình nhưng nó không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất, do đó những hộ nông dân này phải đi vay vốn bên ngoài mới đủ vốn đáp ứng sản xuất và NHNo & PTNT Giồng Riềng có nhiệm vụ là cung cấp vốn kịp thời cho những hộ nông dân trong Huyện. Vì nguồn vốn của Ngân hàng có hạn trong khi đó nhu cầu vốn của người dân ngày càng cao, vì vậy Ngân hàng cần biết được nhu cầu vốn của người dân để đáp ứng tốt nhất nhằm giúp cho người dân sản xuất đúng mùa vụ và đúng mục đích sản xuất nhằm thu được lợi nhuận cao nhất đồng thời qua đó tạo thu nhập cho Ngân hàng.

Bảng 4: NHU CẦU VỐN CỦA HỘ SẢN XUẤT VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU VỐN CỦA NHNo & PTNT GIỒNG RIỀNG

ĐVT: Triệu đồng

chỉ tiêu

Đối tượng

Nhu cầu vay Doanh số cho vay Chênh lệch Chênh lệch Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Trồng trọt 19.270 192.750 2.810 60.920 17.460 86,14 131.780 68,37 Chăn nuôi 1.820 54.600 650 19.500 1.170 64,29 35.100 64,29 Kinh doanh 1.010 60.250 200 20.000 810 80,19 40.250 66,80 Tổng cộng 22.10 0 307.600 3.660 100.420 18.440 83,44 207.180 67,35

Nhu cầu và thực tế 22100 307600 3660 100420 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 số hộ số tiền Nhu cầu Thực tế

Hình 5: SO SÁNH GIỮA NHU CẦU VÀ THỰC TẾ

Chúng ta thấy rằng nhu cầu vay vốn của nông dân thì Ngân hàng chỉ mới đáp ứng được một phần là 32,65%, số hộ còn lại có thể đi vay ở các tổ chức tín dụng khác hoặc vay bên ngoài. Chính điều ày cho thấy thị trường nông thôn của Ngân hàng còn rất cao.

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY

Ngân hàng luôn đóng vai trò trung gian tiền tệ. Ở NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Giồng Riềng nguồn vốn huy động từ các tầng lớp dân cư và các thành phần kinh tế khác nhau, và được tập trung cho vay chủ yếu là hộ sản xuất bao gồm những hộ nông dân và những hộ kinh doanh buôn bán nhỏ. Trong những năm qua bằng hoạt động tín dụng của mình NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Giồng Riềng có mức tăng trưởng cao và ổn định, đã thật sự cần thiết và là người bạn đồng hành của bà con nông dân.

Biểu đồ: Doanh số cho vay 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 2005 2006 2007 Năm Triệu đồng Tổng doanh số cho vay Ngắn hạn Trung hạn

Hình 6: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DOANH SỐ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2005-2007)

4.2.1 Doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp

Huyện Giồng Riềng có hơn 80% dân số là hộ sản xuất với ngành nghề truyền thống là trồng trọt và chăn nuôi nên đa số khách hàng của Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ngắn hạn là: trồng trọt, chăn nuôi… Do đặc tính của ngành nông nghiệp có chu kỳ sản xuất ngắn, thường thiếu hụt vốn đầu tư vào mùa vụ và dư thừa vào mùa thu hoạch. Vì thế, người dân chỉ biết vay nơi cho vay nặng lãi hoặc không có vốn để đầu tư dẫn đến hiệu quả không cao, mùa màng thất thoát. Nắm được quy luật đó, Ngân hàng đã đầu tư cho vay với mức lãi suất phù hợp. Như thế các hộ sản xuất khi có nhu cầu vay vốn với mục đích chính đáng thì sẽ được Ngân hàng hỗ trợ với mức vay vừa phải. Cũng chính từ đó, hoạt động cho vay ngắn hạn cũng chính là hoạt động cho vay chủ yếu của đơn vị nhằm phục vụ nhu cầu cần thiết về vốn giúp đời sống của nông dân được ổn định nâng mức thu nhập cho hộ sản xuất. Trong hoạt động cho vay ngắn hạn bao gồm các đối tượng như bảng sau: (xem bảng 5 trang 38)

Cho vay ngắn hạn bao gồm các đối tượng: Trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh. Tổng doanh số cho vay ngắn hạn trong năm 2005 là 73.189 triệu đồng đến năm 2006 đạt 103.095 triệu đồng tăng 29.906 triệu đồng tương đương 40,86% so với năm trước. Trong năm 2007, tổng doanh số cho vay ngắn hạn là 138.815 triệu đồng tăng hơn năm 2006 là 34,65%. So với tổng doanh số cho vay ngắn hạn chung của Ngân hàng thì có 99,67% là cho vay hộ sản xuất ở năm 2005, đến 100% trong năm

Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT (2003-2005)

ĐVT: Triệu đồng

Đối tượng

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2006/2006 2007/2006 Số tiền (%) Số tiền (%) Trồng trọt 51.178 69,93 63.162 61,70 73.589 53,02 11.984 23,41 10.427 16,51 Chăn nuôi 4.500 6,15 5.500 5,33 11.500 8,28 1.000 22,22 6.000 109,09 Kinh doanh 17.511 23,92 33.983 32,97 53.726 38,70 16.472 94,07 19.743 58,1 Tổng cộng 73.189 100,00 103.095 100,00 138.815 100,00 29.906 40,86 35.720 34,65 (Nguồn: Phòng tín dụng NHN0 & PTNT)

2006 và 99,87% trong năm 2007. Điều đó cho thấy hộ sản xuất là đối tượng chủ yếu ở đơn vị.

+ Cho vay trồng trọt: trong cơ cấu doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất thì ngành trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng cao nhất mặc dù trong những năm qua tỷ trọng này có giảm xuống nhưng vẫn đạt trên 50%. Điều này cho thấy ngành trồng trọt Huyện nhà phát triển hơn các ngành khác rất nhiều. Cây trồng chủ yếu của Huyện là cây lúa, hoa màu và một số nông sản khác như: cam, xoài… Năm 2005, cho vay trồng trọt chiếm 69,93% tương đương 51.178 triệu đồng, năm 2006 tăng 11.984 triệu đồng với tốc độ 23,41% so với năm 2005. Sang năm 2007 cho vay trồng trọt đạt 73.589 triệu đồng, chiếm 53,02% đóng vai trò quan trọng nhất trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất. Nguyên nhân cho vay trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng cao là do phần lớn đất đai trong Huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong những năm gần đây giá lúa tăng cao nên bà con nông dân đầu tư mạnh vào đồng ruộng để tăng năng suất. Mặc khác do thời tiết mà trên đồng ruộng cũng dễ xảy ra nạn cháy rầy, vàng lùn… do đó cần phải phòng ngừa trong khi đó giá vật tư nông nghiệp thì ngày càng tăng cao làm cho chi phí sản xuất tăng lên cộng thêm vào đó là diện tích mía ngày càng tăng do giá mía đường tăng nhanh, diện tích cây lâu năm năng suất giảm xuống nên bà con phá bỏ để trồng giống cây trồng mới nên nhu cầu vốn ngắn hạn để sản xuất lúa, mua giống cây trồng là rất lớn.

+ Cho vay chăn nuôi: Giồng Riềng là Huyện mà phần lớn người dân sống làm nông nghiệp. Ngoài thời gian làm đồng ra thì người dân còn tranh thủ thời gian nhàn rỗi để chăn nuôi kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Lúc đầu người dân chỉ nuôi với quy mô nhỏ nhưng càng ngày số lượng vật nuôi càng được nâng lên và trở thành ngành tạo thu nhập chính cho những gia đình có ruộng đất ít. Doanh số cho vay chăn nuôi năm 2005 là 4.500 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6,15%, năm 2006 tăng 1.000 triệu đồng tức tăng 22,22% so với năm 2005. Đến năm 2007 thì cho vay chăn nuôi đã lên đến 11.500 triệu đồng. Nguyên nhân ngành chăn nuôi phát triển như vậy trong những năm gần đây giá cả sản phẩm chăn nuôi tăng vọt nên ngày càng có nhiều nông dân đầu tư vào lĩnh vực này, do đó họ cần nhiều vốn để chăn nuôi. Mặc khác, giá cả nguyên vật liệu đầu vào để chăn nuôi thì rất đắt từ con giống đến thức ăn làm cho người dân càng thiếu vốn nhiều hơn để mở rộng quy mô, từ đó làm cho nhu cầu vay vốn tăng cao.

+ Cho vay kinh doanh: Phần lớn là hộ sản xuất kinh doanh cá thể: nhà máy xay lúa, buôn bán vật tư nông nghiệp, vật tư xây dựng, nơi cung cấp cây giống, vật nuôi, thu mua lúa cung cấp gạo cho thị trường. Ta thấy doanh số cho vay này tăng rất nhiều qua các năm và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong ngày càng lớn trong cơ cấu cho vay hộ sản xuất. Cụ thể: năm 2005, doanh số cho vay đạt 17.511 triệu đồng, chiếm 23,92%, năm 2006 cho vay kinh doanh tăng 16.472 triệu đồng hay tăng 94,07% so với năm 2005. Sang năm 2007, doanh số cho vay đã lên đến 53.726 triệu đồng chiếm 38,70% trong cho vay ngắn hạn hộ sản xuất. Nguyên nhân cho vay kinh doanh ngày càng tăng là do số doanh nghiệp trên địa bàn được thành lập ngày càng nhiều nên cần nhiều vốn để hoạt động, mặc khác do việc làm ăn có hiệu quả của các doanh nghiệp cũ nên họ muốn mở rộng quy mô làm cho nhu cầu vốn tăng cao.

4.2.2 Doanh số cho vay trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp

Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY TRUNG HẠN HỘ SẢN XUẤT (2005-2007)

ĐVT: Triệu đồng

Đối tượng

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2006/2005 2007/2006 ST (%) ST (%) Trồng trọt 4.263 69,97 3.915 70,84 5.721 59,96 -348 - 8,16 1.806 46,13 Chăn nuôi 1.829 30,03 1.611 29,16 3.820 40,04 -218 -26,27 2.209 137,12 Tổng cộng 6.092 100 5.526 100 9.541 100 -566 -9,29 4.015 72,66

( Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT)

Cũng như doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số cho vay trồng trọt cũng chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay trung hạn ngành nông nghiệp. Vì lợi nhuận hàng năm của ngành trồng trọt luôn cao hơn ngành chăn nuôi. Doanh số cho vay trung hạn ngành trồng trọt năm 2005 là 4.263 triệu đồng. Năm 2006, doanh số cho vay trung hạn ngành trồng trọt là 3.915 triệu đồng giảm 8,116% so với năm 2005. Nguyên nhân là do năm 2006 diện tích cây lâu năm giảm năng suất nên các hộ nông dân phá vườn để trồng lại cây trồng mới nên vốn trung hạn dùng để mua phân bón và công chăm

sóc giảm xuống do đó làm cho doanh số cho vay trung hạn ngành trồng trọt của Ngân hàng năm 2006 giảm xuống. Nhưng sang năm 2007 doanh số cho vay ngành trồng trọt lên đến 5.721 triệu đồng tăng 1.806 triệu đồng hay tăng 46,13% so với năm 2006. Cũng giống như doanh số cho vay trung hạn ngành trồng trọt, doanh số cho vay trung hạn ngành chăn nuôi cũng giảm vào năm 2006 và tăng rất cao vào năm 2007. Cụ thể là năm 2005 doanh số cho vay trung hạn ngành chăn nuôi là 1.829 triệu đồng. Năm 2006, doanh số cho vay trung hạn ngành chăn nuôi giảm còn 1.611 triệu đồng tức giảm 26,27% so với năm 2005. Sang 2007, doanh số cho vay này đạt rất cao 3.820 triệu đồng, tăng 137,12% so với năm 2006. Nguyên nhân là do năm 2007, Ngân hàng khuyến khích người dân vay trung hạn để nuôi heo nái, bò, dê giống vì hình thức chăn nuôi này có lợi nhuận cao hơn hình thức chăn nuôi heo, bò và dê thịt. Chính vì ưu điểm thuận lợi đó mà người dân đã gia tăng vốn trung hạn để mở rộng qui mô chuồng trại, tăng đàn heo, bò và dê kết hợp với chăn nuôi heo thịt nhằm tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cải thiện dần mức sống cho gia đình.

4.3 TÌNH HÌNH THU NỢ

Trong hoạt động Ngân hàng để có thể duy trì, bảo toàn và mở rộng nguồn vốn cho vay thì bên cạnh công tác cho vay thì công việc hết sức quan trọng mà Ngân hàng quan tâm là công tác thu hồi nợ.

Biểu đồ: Doanh số thu nợ

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 2005 2006 2007 Năm Triệu đồng Tổng doanh số thu nợ Ngắn hạn Trung hạn

Hình 7: BIỂU ĐỒ DOANH SỐ THU NỢ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2005-2007)

+ Thu nợ trồng trọt: đóng góp chủ yếu trong cơ cấu thu nợ, doanh số thu nợ tăng liên tục qua ba năm, cụ thể năm 2005 đạt 40.386 triệu đồng chiếm tỷ trọng 70,78%, năm 2006 tăng 6.935 triệu đồng so với năm 2005. Đến năm 2007 doanh số thu nợ đạt 73.212 triệu đồng đạt 99,49% so với doanh số cho vay. Nguyên nhân doanh số thu nợ tăng liên tục qua ba năm là do doanh số cho vay trồng trọt chiếm tỷ trọng cao, người dân tích cực tham gia sản xuất nên năng suất đạt rất cao cộng với giá lúa trong những năm gần đây tăng liên tục, vì vậy nông dân có điều kiện trả nợ Ngân hàng.

+ Thu nợ chăn nuôi: ngành chăn nuôi hiện nay là một ngành rất phát triển ở địa bàn Huyện và heo là con vật được nuôi nhiều nhất. Từ năm 2005 trở lại đây giá thịt heo tăng nhanh, người dân bán heo được giá và trả nợ cho Ngân hàng. Mặc khác nhờ thú y và mô hình xây dựng chuồng trại được cải tiến nhờ đồng vốn của Ngân hàng, hiệu quả sử dụng vốn của người dân ngày càng cao và khả năng trả nợ Ngân hàng ngày càng lớn. Chính điều đó đã làm cho doanh số thu nợ Ngân hàng tăng liên tục trong ba năm, năm 2005 đạt 4.500 triệu đồng, năm 2006 đạt 5.100 triệu đồng, tăng 13,33% so với năm 2005. Đến năm 2007 thu nợ chăn nuôi hộ sản xuất đạt 9.500 triệu đồng.

+ Thu nợ kinh doanh: Doanh số thu nợ ngắn hạn trong họat động kinh doanh qua các năm tăng dần, năm 2005 đạt 12.361 triệu đồng, năm 2006 tăng 10.324 triệu đồng so với năm 2006, năm 2007 thu nợ kinh doanh đạt 49.684 triệu đồng, điều này cho thấy người dân đã mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn và thu được hiệu quả nên dễ dàng thu hồi vốn. Điều đó cho thấy Ngân hàng đã đầu tư đúng vào các phương án khả thi và giám sát vốn vay rất chặt chẽ.

Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT (2005-2007)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2006/2005 2007/2006 Số tiền (%) Số tiền (%)

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT.doc (Trang 47)