BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT.doc (Trang 84)

3. 1.4.8 Quy trình nghiệp vụ cho vay

5.3BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Bất kỳ trong lĩnh vực kinh nào cũng có rủi ro. Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng rủi ro là một yếu tố luôn được Ngân hàng quân tâm. Rủi ro thường rất đa dạng, nhất là đối với lĩnh vực đầu tư tín dụng nông nghiệp nông thôn.sau đây là những biện pháp hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất tại chi nhánh.

Phân tích, đánh giá, phân loại khách hàng: đây là một công việc quan trọng của nghiệp vụ tín dụng. Chính vì vậy khách hàng đặt vấn đề vay vốn, chúng ta phải nắm được các thông tin về khách hàng của mình như: tình hình tài chính, khả nảng tổ chức sản xuất, hiệu quả trong tương lai, mức độ uy tín của khách

hàng…bằng việc thu thập, phân tích, điều tra, đánh giá khách hàng đó đồng thời kết hợp nắm bắt thông tin địa phương người vay vốn đang sinh sống về những vấn đề trên của người xin vay. Từ đó tiến hành phân loại khách hàng, phân loại dư nợ, cũng cố khách hàng truyền thống có uy tín với Ngân hàng nhằm thiết lập mối quan hệ tín dụng lâu dài với khách hàng có uy tín.

Thực hiện tốt các biện pháp hạn chế rủi ro trong tín dụng như:

Hạn chế việc sử dụng vốn sai mục đích, vì vậy Ngân hàng cần xác định thời gian vay vốn sao cho phù hợp với cây trồng, vật nuôi, tính toán chính xác thời gian thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm để xác định thời hạn nợ cho phù hợp. Định mức cho vay cần phải xác định một cách chính xác, phù hợp với nhu cầu vay của khách hàng, phù hợp với quy mô sản xuất.

Hạn chế nợ quá hạn mới phát sinh: để hạn chế tối đa nợ quá hạn Cán bộ tín dụng phải chấp hành đúng quy trình cho vay, phải phân tích thông tin, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay một cách kỹ lưỡng, phát hiện kịp thời các sai phạm trong sử dụng vốn vay để có biện pháp xử lý đúng lúc, không chậm trể để tránh gây thất thoát vốn.

Phân tích, phân loại nợ thường xuyên để đề ra các biện pháp thu hồi nợ một cách hữu hiệu, tranh thủ sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng-chính quyền địa phương, kết hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể tập trung xử lý thu hồi nợ đến hạn và quá hạn.

Cần tuyên truyền phổ biến nghiệp vụ cho khách hàng để họ thực hiện tốt các nguyên tắc, chế độ sử dụng đồng vốn có hiệu quả, đảm bảo trả nợ sòng phẳng.

Tăng cường sự phối hợp với chính quyền tạo điều kiện môi trường, cơ sở pháp lý, thực hiện sự liên kết với các tổ chức tín dụng trên cunhgf địa bàn để lhuyến khích đầu tư vốn có hiệu quả, tránh trường hợp cho vay trùng lắp giữa các tổ chức tín dụng.

Bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, sắp xếp bố trí cán bộ tín dụng phù hợp với địa bàn: công việc của cán bộ tín dụng khá phức tạp và khác biệt với các công việc khác trong hệ thống, cán bộ tín dụng là người trực tiếp quan hệ với khách hàng và phải dành nhiều thời gian trao đổi, tiếp xúc, kiểm tra khách hàng của mình. Chính vì vậy, mối quan hệ giữa cán bộ tín dụng và khách

hàng rất mật thiết, điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng cần có một phẩm chất đạo đức, tính liêm khiết và trung thực.

Ngân hàng cần mở những lớp bồi dưỡng, đào tạo và huấn luyện cho cán bộ tín dụng trong việc thẩm định, đánh giá, quản lý tài sản thế chấp, cầm cố và đi sâu vào một số ngành nghề quan trọng để nâng cao hiểu biết về phương thức kinh doanh, thời vụ… Từ đó có cơ sở xác định số tiền cho vay, thời hạn cho vay phù hợp với đặc điểm từng ngành nghề.

Cán bộ tín dụng phải thường xuyên xem xét, xuống từng địa bàn hoạt động của nông dân để nắm bắt những thông tin chính xác, từ đó đầu tư vốn vay hợp lý tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng Ngân hàng có hiệu quả đồng thời phát triển nền kinh tế địa phương.

Cần bố trí và tăng cường thêm cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn cho phù hợp. Hiện nay tại Ngân hàng còn có một số trường hợp phụ trách hai địa bàn xã vì thế việc quán xuyến món vay khó chặt chẽ đó cũng là nguyên nhân làm cho nợ quá hạn tăng cao. Bên cạnh đó cần thực hiện tốt hơn nữa việc thay đổi cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn theo định kỳ để kịp thời phát hiện những tiêu cực trong cán bộ tín dụng, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.

Chương 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế nước ta thì nông nghiệp luôn chiếm vị trí chiến lược quan trọng, nền nông nghiệp ngày càng phát triển sẽ tạo đà cho sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Cho nên việc mở rộng thị trường vốn ở nông thôn đặc biệt là cho vay hộ nông dân có ý nghĩa thiết thực trong điều kiện nước ta đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Thông qua phân tích ở trên ta thấy doanh số cho vay đối với hộ sản xuất có bước tiến triển tốt, nhất là cho vay ngắn hạn chiếm khá cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Trong đó phần lớn là đầu tư cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đã góp phần cải thiện đời sống kinh tế, nâng cao mức sống người dân, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.

Về kết quả hoạt đông kinh doanh trong ba năm qua đã có những chuyển biến tích cực, điều này được thấy rõ qua lợi nhuận được tăng dần qua các năm. Cụ thể như sau: lợi nhuận năm 2005 đạt 3.270 triệu đồng sang năm 2006 đạt 5.208 triệu đồng và đến năm 2007 lợi nhuận tăng đến 8.784 triệu đồng. Đạt được kết quả như vậy là nhờ sự chỉ đạo của Ban giám đốc cùng với sự nhiệt tình, cố gắng phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên ở Ngân hàng.

Ngoài ra, hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất đã tạo được sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể, các cấp chính quyền ở đại phương. Do đó cần phải mở rộng nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất bởi vì nó góp phần quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Huyện Giồng Riềng nói riêng và của đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam.

Tuy nhiên, chi nhánh không thể dừng lại với những gì đạt được mà còn phải cố gắng phấn đấu hơn nữa để khắc phục những tồn tại thiếu sót trong thời gian qua cũng như để chuẩn bị với những thách thức mới trong quá trình kinh doanh mới và góp phần cùng toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam tiến đến hội nhập trong khu vực và trên thế giới.

6.2 KIẾN NGHỊ

Nhìn chung hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong các năm qua đạt kết quả khả quan, tình trạng cho vay và thu hồi nợ hộ sản xuất có những bước tiến triển đáng kể. Tuy nhiên, đơn vị vẫn còn một số khó khăn, vướn mắt ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng. Đề tài xin có một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng cho vay đối với hộ sản xuất như sau:

6.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước cần chỉ đạo kiểm tra về việc thực hiện lãi suất đối với các tổ chức tín dụng hoạt động trên địa bàn yêu cầu thực hiện đúng theo quy định của nhà nước.

Đề nghị các cấp cần thành lập công ty bán đấu giá tài sản tại tỉnh, huyện do hiện nay Ngân hàng còn tồn động một số món nợ quá hạn khó thu hồi vì người vay mất khả năng thanh toán hoặc có biểu hiện kì kèo, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ.

Việc xử lý tài sản đảm bảo hoặc khởi kiện ra cơ quan pháp luật hiện nay tốn nhiều thởi gian gây ứ đọng vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đề nghị có chế độ ưu tiên cho việc xử lý vốn vay Ngân hàng trước để chủ động trong việc xử lý tài sản đảm bảo được nhanh chóng, thu hồi vốn kịp thừi nhằm đáp ứng vốn kịp thời cho sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

6.2.2 Đối với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Nam

- Cần giảm bớt thủ tục giấy tờ cho vay hộ nông dân, cải tiến về mặt thủ tục, hồ sơ vay vốn được gọn nhẹ, đơn giản, dễ hiểu đối với người nông dân giúp khách hàng thuận tiện khi lập hồ sư vay vốn đồng thời giảm bớt công việc của cán bộ tín dụng.

- Thủ tục vay vốn đối với hộ sản xuất vay trên 10 triệu đồng còn phức tạp vì nhìn chung trình độ dân trí trong Huyện còn thấp, có thể xem xét để đơn giản hóa các giấy tờ trong hồ sơ vay vốn nhưng vẫn đảm bảo tính hợp lệ nhằm tạo sự thõa mãn nhu cầu của người vay.

- Có thể xem xét rút ngắn thời gian thẩm định những món vay lớn vượt mức phán quyết của chi nhánh bởi vì thời gian là rất quan trọng nhất là khi có nhu cầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cần thiết. Thêm vào đó nên cung cấp miễn phí hồ sơ vay vốn cho khách hàng, nguồn chi phí này chiếm rất nhỏ trong tổng chi phí của đơn vị, nhưng nó có thể tạo nên sự thông thoáng cho mục tiêu phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.

6.2.3 Đối với các bộ ngành có liên quan

Hộ sản xuất có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, là một NHNo & PTNT việc đầu tư vốn cho hộ là rất cần thiết, vì thế các ngành, các cấp cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng nhằm tạo điều kiện tốt cho người vay, cụ thể:

- Hoàn tất thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngành địa chính sớm hoàn chỉnh các thu tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở, đất ở cho nhân dân để Ngân hàng làm căn cứ cho vay tạo diều kiện cho người dân có vốn mở rộng sản xuất, tăng thu nhập và khả năng tích lũy.

- Hướng dẫn hộ sản xuất nông nghiệp trong sản xuất. Các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ có kế hoạh tuyên truyền tiến bộ khoa học kỹ thuât, trình độ quản lý, cung cấp con giống, cây giống tốt phù hợp với đặc điểm ở dịa phương để hộ sản xuất nông nghiệp nâng cao năng suất, sản lượng, giảm bớt rủi ro trong sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Nâng cao trình độ dân trí của người dân trong Huyện để người dân nắm rõ những thông tin mà Ngân hàng đưa ra, giúp họ hiểu biết hơn và áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, góp phần phát triển kinh tế của địa phương.

6.2.4 Đối với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Huyện Giồng Riềng nhánh Huyện Giồng Riềng

Trên địa bàn Huyện có nhiều tổ chức tín dụng hoạt động. Do đó, NHNo & PTNT Huyện Giồng Riềng cần đề xuất với NHNo & PTNT cấp trên đưa ra mức lãi suất huy động, cho vay phù hợp, hấp dẫn hơn để thu hút ngày càng nhiều khách hàng.

- Hạn chế rủi ro và khống chế tỷ lệ nợ quá hạn bằng cách tăng cường hơn nữa việc nâng cao chất lượng thẩm định cũng như thường xuyên kiểm tra khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích không? Nếu không Ngân hàng cần phải có biện pháp xử lý kịp thời để thu hồi nợ trước thời hạn.

- Đa số người dân ở đây đều là nông dân nên trình độ dân trí còn thấp kém, việc tiếp nhận hồ sơ vay vốn còn ít nhiều băn khoăn chưa biết, đề nghị nơi phát hồ

sơ hướng dẫn cụ thể, chi tiết về việc điền thông tin vào hồ sơ cũng như mục đích vay vốn, phương án hoạt động…từ đó giúp cho cán bộ tín dụng giảm bớt được khối lượng công việc thúc đẩy quy trình phát vay được rút ngắn.

- Hiện nay tình trạng quá tải công việc đối với cán bộ tín dụng cần phải được xem xét. Một số cán bộ phải phụ trách hai xã với rất nhiều hộ nên gây khó khăn cho việc kiểm tra và tìm hiểu khách hàng làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị phát triển chưa cao. Do đó cần tăng thêm cán bộ tín dụng để việc quản lý món vay có chất lượng hơn.

- Nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ, phong cách làm việc…để khách hàng thấy rõ hình ảnh tốt đẹp của Ngân hàng nhằm tạo sức cạnh tranh với các đơn vị khác.

- Việc đầu tư vốn đối với nông nghiệp nông thôn rủi ro rất lớn vì vậy cần phải thẩm định, tái thẩm định, kiểm tra, kiểm soát đầu tư có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, an toàn vốn, rủi ro ít.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ts Thái văn Đại (2005), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, tủ sách Đại học Cần Thơ.

2. TS Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương(2005),Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà 3. xuất bản tổng hợp TP Hồ Chí Minh.

3. Ts Nguyễn Quang Thu (2007), Quản trị tài chính căn bản, Nhà xuất bản Thống Kê.

4. Ts Nguyễn thanh Nguyệt, Thái Văn Đại (2004), Quản trị ngân hàng, tủ sách Đại học Cần Thơ.

5. Các báo cáo của NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Giồng Riềng qua 3 năm (2005-2007).

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT.doc (Trang 84)