6. Các hoạt động khác
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
Từ phía ngân hàng
Chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng quyết định chất lượng tín dụng nhưng với công tác này ở ngân hàng chưa thực sự hiệu quả. Trước hết là các vấn đề về phương pháp điều tra, thu thập và xử lý thông tin về khách hàng mà nhân tố chủ quan chính là tinh thần trách nhiệm và trình độ của đội ngũ cán bộ tín dụng về sự hiệu biết đối với khách hàng, tình hình thị trường , nghiệp vụ cũng như kiến thức về pháp luật. Bên cạnh đó công tác thẩm định chủ yếu dựa vào những thông tin do khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng chưa đi sâu, đi sát vào thức tế để tự đánh giá, rút ra kết luận.
Trong quá trình giải ngân cho khách hàng công tác quản lý, kiểm tra chưa thực sự được coi trọng. Công tác kiểm tra có đôi lúc còn mang tính hình thức, kiểm tra qua loa không nhiệt tình.
Trong những năm gần đây công tác thu hồi Nợ quá hạn và xử lý rủi ro tuy đã được để ý và quan tâm hơn, do vậy đã thu được những hiệu quả đáng kể. Nhưng tỷ lệ thu hồi Nợ quá hạn và công tác xử lý rủi ro vẫn còn thấp so với khả năng có thể của Ngân hàng. Một số cán bộ tín dụng còn chưa quan tâm đến công tác này và sự phối hợp giữa phòng tín dụng và các phòng ban
khác còn chưa nhuần nhuyễn. Do vậy vẫn còn xảy ra trường hợp các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, sử dụng vốn không hiệu quả,…Khi các khoản cho vay có vấn đề thì vẫn chưa đưa ra những biện pháp giải quyết một cách kịp thời để công tác thu hồi nợ và xử lý rủi ro có hiệu quả cao nhất gây tổn thất cho ngân hàng.
Sự thành công của bất kỳ một tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân trong nền kinh tế thị trường hiện nay đang phụ thuộc rất lớn vào yếu tố thông tin và Ngân hàng cũng không ngoại lệ. Không những vậy yếu tố thông tin đối với ngân hàng là vô cùng quan trọng trong việc ra quyết đinh của ngân hàng. Nhưng hiện nay thì thông tin mà ngân hàng thu thập được vẫn luôn thiếu, không đầy đủ hoặc không chính xác, kịp thời.
Từ phía khách hàng
Một là: Năng lực quản lý của các DNN&V còn kém và khả năng lập
và trình bày các dự án sản xuất kinh doanh còn chưa tốt.
Các DNN&V đều có tình trạng chung là còn thiếu vốn, khả năng tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. Việc lập và trình bày các dự án sản xuất kinh doanh không tính hết được những biến động của thị trường hay trong quá trình thẩm định kỹ thuật khi muc dây truyền công nghệ mới còn yếu kém, mua phải những máy móc thiết bị còn lạc hậu, không đồng bộ nên sản phẩm làm ra không hiệu quả, không phù hợp với thị trường… Dẫn đến khả năng làm ăn thua lỗ và vì vậy khó có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Chính vì vậy đã tạo ra tâm lý e ngại cho ngân hàng khi cấp tín dụng cho các doanh nghiệp này.
Hai là: Khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng ngân hàng của các
DNN&V còn kém. Nhiều doanh nghiệp chưa đủ uy tín, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, tình hình tài chính không ổn định…chưa đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng. Đây là một rào cản rất lớn đối với các DNN&V khi tiếp cận vốn vay ngân hàng.
Ba là: Các DNN&V thực hiện còn kém hoặc chưa thực hiện nghiêm
túc chế độ hạch toán, kế toán theo pháp lệnh hạch toán kế toán. Hạch toán kế toán là công việc rất quan trọng để có thể nhận biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp, tình hình tài chính doanh nghiệp minh bạch, rõ ràng là điều kiện thuận lợi trong việc xét duyệt khi ngân hàng quyết định cấp tín dụng. Khi tình hình tài chính của doanh nghiệp không minh bạch, rõ ràng thì ngân hàng mất nhiều thời gian hơn để kiểm tra xác minh những thông tin tài chính của doanh nghiệp làm mất thời gian thẩm định và các chi phí khác có liên quan.
Bốn là: Khi vay vốn ngân hàng, DNN&V chưa chú trọng tới việc tính
toán chu kỳ kinh doanh của mình với thời gian vay, nên cũng có khi, đến hạn trả ngân hàng mà doanh nghiệp chưa hết chu kỳ kinh doanh, chu kỳ ngân quỹ,có nghĩa là chưa đến thời kỳ thu hồi vốn kinh doanh của mình. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng. Do vậy trước khi ra quyết định cho vay, ngân hàng nên xem xét chu kỳ ngân quỹ của doanh nghiệp để có thời hạn giải ngân hợp lý, vừa có lợi cho ngân hàng vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh của mình.
Ngoài ra, Sự tồn tại của một số doanh nghiệp làm ăn phi pháp, những
doanh nghiệp, công ty ma lập ra để lừa Nhà nước, nhân dân, chiếm dụng vốn ngân hàng… Gây ra tổn thất lớn cho về uy tín của các doanh nghiệp và thiệt hại cho ngân hàng.
Những nguyên nhân từ môi trường
Quản lý nhà nước về các DNN&V còn kém, thiếu trách nhiệm gây ra tình trạng phát triển tràn lan không kiểm soát được của các loại hình doanh nghiệp trong thời gian vừa qua, đặc biệt là các DNN&V ngoài quốc doanh. Nhiều doanh nghiệp tự ý thay đổi các chức năng hoạt động mà không thông báo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Hành lang pháp lý về kinh doanh ngân hàng, đặc biệt đối với các DNN&V chưa thật đầy đủ và đồng bộ, còn chồng chéo lên nhau ở việc ban
hành và hướng dẫn thực hiện các quy định, các thông tư hướng dẫn chưa thống nhất giữa các liên ngành. Các quy chế, quy định, văn bản hướng dẫn thi hành của chi nhánh cũng chưa được quan tâm đến DNN&V.
Những khó khăn liên quan đến quyền sử dụng đất và việc sử dụng quyền sử dụng đất để thế chấp vay vốn ngân hàng của các DNN&V. Các DNN&V phải thế chấp khi vay vốn ngân hàng, nhưng họ thường không có đầy đủ giấy tờ sử dụng đất. Các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy quyền sử dụng đất cho các DNN&V thường gây khó khăn khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thế chấp vay ngân hàng. Do đó, ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội kinh doanh, mở rộng sản xuất kinh doanh của các DNN&V.
Tóm lại, chất lượng tín dụng đối với các DNN&V tuy đã được nâng cao nhưng vẫn ở mức trung bình chưa xứng tầm của chi nhánh, chinh nhánh hoàn toàn có thể nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNN&V để giảm thiểu tối đa rủi ro và nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.