Nhận biết và xử lý các khoản cho vay có vấn đề.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội .doc (Trang 67 - 69)

NHÁNH NHNo &PTNT HÀ NỘ

3.2.9Nhận biết và xử lý các khoản cho vay có vấn đề.

Mặc dù đã có những biện pháp quản lý an toàn đối với các khoản cho vay song việc tồn tại những khoản cho vay có vấn đề là một thực tế không thể tránh khỏi. Thông thường thì điều này có nghĩa rằng người vay đã không thực hiện thanh toán đúng như kế hoạch (một hoặc nhiều lần) hay giá trị tài sản thế chấp của người vay đã sụt giảm đáng kể.

 Một số dấu hiệu nhận biết về những khoản cho vay có vấn đề:

- Sự trì hoãn bất thường hay không có giải thích của người vay trong việc nộp báo cáo tài chính và các khoản thanh toán theo kế hoạch cũng như trì hoãn trong giao tiếp với nhân viên ngân hàng.

- Những thay đổi bất thường trong các phương pháp mà người vay xử dụng trong việc tính khấu hao tài sản cố định, trả nợ tiền trợ cấp, tính giá trị hàng tồn kho, tính thuế hay thu nhập.

- Việc cấu trúc lại số dư nợ, không chia lợi tức cổ phần, hay sự thay đổi trong mức phân hạng tín dụng của khách hàng là những dấu hiệu cần chú ý.

- Những thay đổi bất lợi về giá cổ phiếu của khách hàng vay vốn.

- Khách hàng hoạt động thua lỗ trong một hoặc nhiều năm, đặc biệt thể hiện thông qua các chỉ số lãi trên tài sản của người vay (ROA), lãi trên vốn cổ phần (ROE) hay thu nhập trước lãi và thuế (EBIT).

- Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn của người vay (tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu), khả năng thanh toán (tỷ lệ đo lường khả năng thanh toán hiện thời), hay mức độ hoạt động (tỷ lệ giữa doanh thu trên hàng hóa tồn kho).

- Độ lệch giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khi khách hàng xin vay.

- Những thay đổi bất thường, ngoài dự kiến và không được giải thích trong số dự kiến gửi của khách hàng.

- Luôn giữ vững mục tiêu, tận dụng mọi cơ hội trong việc khôi phục toàn bộ phần vốn cho vay.

- Phát hiện và báo cáo kịp thời những vấn đề nảy sinh liên quan đến khoản cho vay.

- Tách biệt trách nhiệm đòi nợ độc lập với chức năng cho vay nhằm tránh những xung đột về quyền lợi có thể xảy ra giữa các cán bộ ngân hàng.

- Ngân hàng nên bàn bạc khẩn trương với những “ khách hàng có vấn đề” về một số khả năng lựa chọn, đặc biệt đối với việc cắt giảm chi phí, tăng dòng tiền và tăng cường khả năng quản lý. Thông thường, ngân hàng sẽ bắt đầu cuộc thảo luận với việc phân tích sơ bộ vấn đề và phác thảo những khả năng có thể xảy ra đối với khoản vay. Sau khi đã xác định rủi ro tiềm tàng và thực trạng của món vay, ngân hàng cụ thể hóa kế hoạch hành động để có những bước đi hiệu qủa tiếp theo.

- Phải ước tính được những nguồn sẵn có để thu hồi những khoản cho vay có vấn đề (bao gồm cả giá trị ước tính của tài sản dùng để trả nợ hay tiền gửi của khách hàng)

- Cán bộ thu nợ cần tìm hiểu các thủ tục pháp lý nếu xảy ra tranh chấp trong trường hợp khách hàng không hoàn trả món vay.

- Ngân hàng phải cân nhắc những khả năng có thể xảy ra trong việc giải quyết những khoản cho vay có vấn đề, bao gồm cả việc lập một hợp động mới, nếu những vấn đề phát sinh chỉ trong ngắn hạn, hãy tìm một giải pháp để giúp khách hàng củng cố dòng tiền của mình hoặc cho vay thêm đối với khách hàng. Những khả năng khác bao gồm việc chấp nhận thêm tài sản thế chấp mới, thực hiện bảo lãnh, tổ chức lại, sát nhập, thanh lý doanh nghiệp hay yêu cầu doanh nghiệp tuyên bố phá sản.

3.3 KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội .doc (Trang 67 - 69)