Định hướng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của chi nhánh NHNo&PTNT HÀ NỘI.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội .doc (Trang 58 - 60)

NHÁNH NHNo &PTNT HÀ NỘ

3.1.2 Định hướng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của chi nhánh NHNo&PTNT HÀ NỘI.

của chi nhánh NHNo&PTNT HÀ NỘI.

DNN&V chiếm đa số trong tổng số doanh nghiệp ở Việt Nam và trên địa bàn thủ đô Hà Nội thì số lượng DNN&V cũng rất lớn. Tổng số DNN&V đến năm 2004 trên địa bàn thủ đô là 11.813 doanh nghiệp. Trong đó DNN&V dưới 0,5 tỷ là 2.741 doanh nghiệp, DNN&V có số vốn từ 0,5-1 tỷ là 2.279 doanh nghiệp, DNN&V có số vốn từ 1-5 tỷ là 4.218 doanh nghiệp, DNN&V có vốn từ 5-10 tỷ là 866 doanh nghiệp. Các DNN&V đã tạo nhiều công ăn việc làm, tăng tính năng động, đa dạng của nền kinh tế, thu hút vốn từ các kênh khác nhau, bước đầu khai thác được tiềm năng phát triển của thành phố Hà nội. Tuy nhiên đóng góp của DNN&V vào GDP vẫn còn nhỏ, đặc biệt đóng góp là ít đóng góp vào hoạt động xuất khẩu. Hiện nay các DNN&V đang gặp phải rất nhiều những khó khăn đặc biệt là khó khăn về vốn từ khó khăn này dẫn đến một loạt các khó khăn khác như công nghệ còn lạc hậu , quản lý còn yếu kém, chiến lược phát triển không thuyết phục… Trong xu thế hội nhập hiện nay đã đặt DNN&V trước những thách thức mới. Các DNN&V cần phải nỗ lực hết mình để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và đặc biệt là với các doanh nghiệp nước ngoài.

Nhìn thấy được tầm quan trọng và sự phát triển mạnh mẽ của các DNN&V nên chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội đã có những định hướng về hoạt động tín dụng đối với các DNN&V, cụ thể:

- Tiếp tục mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa, coi đây là khách hàng chiến lược của mình trong năm nay và những năm tiếp theo.

- Rà soát lại các đơn vị kinh doanh có hiệu quả, ổn định để tăng tối đa dư nợ đối với những đơn vị này mà vẫn bảo đảm hạn chế rủi ro đồng thời hạn chế hạn mức tín dụng, dư nợ đối với những đơn vị có nợ vay quá hạn hoặc có hiệu quả kinh doanh thấp. Tích cực tìm kiếm những DNN&V có tình hình tài chính tốt,

- Thực hiện cho vay bình đẳng đối với mọi đối tượng khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế. Mở rộng thị trường đầu tư, bên cạnh việc tiếp tục phát huy đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước thuộc các lĩnh vực kinh tế trọng điểm, chi nhánh còn chú trọng vào việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với thành phần kinh tế khác, đặc biệt là khu vực kinh tế của các DNN&V vì thị trường tín dụng này còn nhiều nhu cầu về vốn thực hiện những dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhưng chưa được đáp ứng.

- Đa dạng hoá sản phẩm: Chính sách sản phẩm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, nếu ngân hàng có được những sản phẩm đa dạng có chất lượng và phù hợp với nhu cầu của khách hàng thì không những huy động được nhiều hơn mà cho vay cũng sẽ tăng từ đó tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Để thực hiện được những mục tiêu đã đề ra phụ thuộc hàng loạt vào các vấn đề như: Cơ chế chính sách và pháp luật của nhà nước, nghệ thuật quản lý và điều hành của bản thân ngân hàng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng và tình hình kinh tế xã hội của địa phương cũng như lĩnh vực mà ngân hàng đang hoạt động, đó là chưa kể đến những biến động do điều kiện thiên nhiên đem lại. Vì vậy, để có thể mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng nhằm sử dụng nó một cách hữu hiệu nhất phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, đòi hỏi cần phải giải quyết một cách đồng thời các vấn đề về quản lý kinh doanh tác nghiệp và những vấn đề về quản lý kinh tế vĩ mô.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội .doc (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w