Những quy định về xử lý tài sản bảo đảm tại Ngân hang

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA NHTM.doc (Trang 44 - 49)

Giám đốc Các phó giám đốc

2.2.3.1 Những quy định về xử lý tài sản bảo đảm tại Ngân hang

Thực hiện theo các quy định của Ngân hang Nhà nước và Ngân hang Ngoại thương Việt Nam về việc xử lý tài sản bảo đảm cho vay thu hồi nợ ,NHNT Thành Công đã quy định

a. Các nguyên tắc xử lý tài sản :

Theo Quy chế về bảo đảm tiền vay của Ngân hang Ngoại thương Thành Công ,việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại Ngân hang được thực hiện theo các nguyên tắc :

- Nếu bên vay hoặc bên bảo lãnh không thể thực hiện các nghĩa vụ trả nợ của mình đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng , tài sản đảm bảo sẽ được xử lý để thực hiện các nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hang.

- Đồng thời , Ngân hang đề cao sự hợp tác , thoả thuận và bình đẳng giữa các bên trong việc xử lý tài sản bảo đảm để giải quyết nhanh gọn, hợp lý và giảm chi phí xử lý tài sản.Trong trường hợp các bên không thể tự xử lý được ,Ngân hang chủ động ,kiên quyết yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết.

- Ngân hang chỉ hạch toán giảm nợ cho bên vay sau khi đã xử lý xong tài sản và thực sự thu được tiền, hoặc sau khi đã làm thủ tục sang tên tước bạ cho Ngân hang nếu nhận gán nợ.

- Về thứ tự thanh toán thu nợ ,Ngân hang quy định tiền thu được từ việc bán tài sản sau khi trừ đi các chi phí liên quan ưu tiên toàn bộ để trả nợ cho Ngân hang theo thứ tự : trả gốc ,một phần như đảm bảo cuộc sống cho chính khách hang có tài sản bị xử lý ( nếu khách hang thực sự gặp khó khăn ),trả lãi vay .Nếu tiền thu được từ việc bán tài sản dung để thanh toán nợ còn thiếu , thì phải tiếp tục theo dõi ,xử lý thu hồi nợ.

- Trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ ,Ngân hang sẽ xem xét giảm , miễn lãi cho khách hang theo các quy chế giảm , miễn lãi của Ngân hang Nhà nước ,NHNT Việt Nam.

Như vậy, về cơ bản đối với nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm ,Chi nhánh NHNT Thành Công đã áp dụng theo đúng những quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm , cụ thể theo đúng

sự hướng dẫn tại Nghị định 178 và Thông tư 03.Tuy nhiên ,trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ, NHNT Thành Công còn đảm bảo thực hiện một cách có tình,có lý đối với khách hang.Cụ thể , đối với tài sản thế chấp là nhà ở của các cá nhân ,Ngân hang sẽ vẫn phát mại tài sản thế chấp nhưng số tiền thu được một phần sẽ được sử dụng để đảm bảo nơi ăn chốn ở cho khách hang , phần còn lại mới là phần Ngân hang thu nợ. Như vậy, khách hang vừa thực hiện được nghĩa vụ trả nợ,vừa đảm bảo được nơi ăn chốn ở cho mình.

b. Thời điểm tài sản được xử lý ;

Đối với việc xác định thời điểm xử lý tài sản ,Quy chế đã quy định :

- Sau 60 ngày , kể từ ngày đến hạn phải trả nợ ,nếu khách hang không thực hiện được nghĩa vụ của mình, tài sản bảo đảm sẽ được Ngân hang xử lý như đã thoả thuận.

- Trường hợp tổ chức kinh tế ( bên vay ) bị giải thể thì áp dụng theo luật phá sản .

Qua đây ta thấy rằng, ngân hang đã quy định thời điểm xử lý tài sản chậm hơn so với quy định tại Thông tư 03.Theo Thông tư 03 , khi đến hạn trả nợ mà khách hang vay vốn không thực hiện được nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì ngân hang được phép tiến hành xử lý tài sản để thu nợ.Nhưng trong quy định của mình ,ngân hang sẽ xử lý tài sản nếu sau 60 ngày kể từ ngày nợ đến hạn mà khách hang không thực hiện nghĩa vụ của mình.Quy định như vậy là ngân hang đã tạo điều kiện cho khách hang có thêm thời gian để thực hiện nghĩa vụ của mình mà không cần phải xử lý tài sản đã thế chấp.

c. Phương thức xử lý tài sản:

Áp dụng quy chế ,trong việc xử lý tài sản bảo đảm ngân hang có thể thực hiện theo các phương thức khác nhau phù hợp điều kiện cụ thể.

Đối với trường hợp nếu thấy tài sản thế chấp ,cầm cố cần thiết cho hoạt động kinh doanh của mình , ngân hang và khách hang thoả thuận phương án gán nợ .Hai bên thoả thuận giá cụ thể trên cơ sở giá trị cing lại của tài sản , mặt bằng giá tài sản cùng loại trên thị trường vào thời điểm thoả thuận.

Ví dụ trường hợp xử lý tài sản thế chấp là Nhà xưởng của công ty Centrocoop ở Bắc Ninh ,Chi nhánh đã dung vốn của mình để mua lại Nhà xưởng đó.

Ngân hang cũng có thể yêu cầu khách hang đứng chủ bán tài sản. Đây là phương án tối ưu vì sẽ tránh được chi phí phát sinh về xử lý tài sản và rút ngắn thời gian phát mại.Tuy nhiên ,phương thức này lại khó thực hiện vì khách hang vay có thể sẽ kéo dài thời gian trả nợ,không tự bán tài sản ngay,làm cho khoản nợ ngày càng lớn,gây khó khăn cho ngân hang.Vì vậy , áp dụng phương

pháp này ,ngân hang phải cân nhắc kỹ ,chỉ áp dụng khi khách hang vay có thiện chí cùng phối hợp với ngân hang.

Ví dụ trong trường hợp xử lý tài sản thế chấp là dây chuyền máy may của Hợp tác xã Tiến Bộ ,ngân hang yêu cầu khách hang tự bán tài sản trong năm 2006 để trả nợ.

Hoặc ngân hang tổ chức bán tài sản công khai trên thị trường ,cu thể tại phòng giao dịch của NHNT Thành Công.Trong trường hợp tài sản đó là quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất thì ngân hang phải tổ chức bán đấu giá .Tuy nhiên , phương thức này đòi hỏi chi phí bán đấu giá tương đối lớn ,từ đó ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ của Ngân hang.

Ví dụ Ngân hang xử lý tài sản thế chấp là căn nhà C2b tầng 1 – Thành Công của công ty KD LTTP thong qua hình thức bán qua Trung tâm đấu giá.

Nếu các phương án trên không thực hiện được thì Ngân hang đề nghị Toà án có thẩm quyền giải quyết theo luật định.

Nếu tranh chấp và việc kiện tụng tại Toà án phát sinh thì tài sản bảo đảm sẽ được xử lý theo phán quyết của Toà án hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Trong trường hợp khách hang bị phá sản ,tài sản sẽ được xử lý theo các quy định trong luật phá sản.

2.2.3.2Tình hình xử lý tại chi nhánh:

Trong thời gian qua ,ban lãnh đạo cùng các cán bộ tín dụng NHNT Thành Công luôn nỗ lực hết sức để khắc phục những tồn tại cũ , làm lành mạnh các khoản nợ , đặc biệt là các khoản nợ bị đóng băng ở tài sản thế chấp.Dưới sự chỉ đạo của Ngân hang Ngoại thương Việt Nam ,ban xử lý tài sản tồn đọng đã được thành lập .Dựa trên cơ chế :Thông tư liên tịch 03/2001 và các văn bản quy định khác , ban xử lý tài sản tồn đọng đã nghiên cứu từng khoản nợ, xem xét cơ sở pháp lý của hồ sơ tài sản thế chấp ,thủ tục nhận thế chấp và các vấn đề có liên quan để có những bước xử lý thích hợp.

Nghiên cứu nợ quá hạn của Ngân hang qua các năm ta thấy : nợ quá hạn đã có chiều giảm xuống ,tuy nhiên nợ khó đòi vẫn giữ một tỷ trọng cao : Năm 2005 ,tỉ lệ nợ khó đòi trong nợ quá hạn là 93.49 %,năm 2006 là 96.65 % và năm 2007 la 99.92 % .

Điều này cho thấy công tác xử lý tài sản thế chấp thu hồi nợ còn nhiều bất cập. Đây là một khó khăn lớn đối với ngân hang.

Số lượng tài sản thế chấp hiện nay còn phải xử lý tại Ngân hang chủ yếu là : nhà cửa , các dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất , hang hoá.

DANH MỤC TÀI SẢN THẾ CHẤP BUỘC PHẢI XỬ LÝ TÍNH ĐẾN 31/12/2007 Đơn vị tính : tỷ đồng

Chỉ tiêu Giá trị Tỷ đồng

1.Nhà cửa

2.Dây chuyền sản xuất

20.57 5.47

79.77 20.23

Tổng số 25.47 100

Nguồn : Báo cáo tài sản tồn đọng cần xử lý

Một thực tế là các tài sản thế chấp là dây chuyền thiết bị sản xuất tại Ngân hang thường không đồng bộ ,một dây chuyền có thể được lắp ráp từ nhiều nguồn khác nhau với công nghệ lạc hậu , hoạt động không hiệu quả do trình độ quản lý của doanh nghiệp kém,nhu cầu của thị trường về sản phẩm là rất hạn chế .Do vậy , khả năng bán những dây chuyền máy móc này trên thị trường là rất khó.Như vậy , mặc dù có giá trị cao nhưng cũng chỉ là những “đống sắt vụn “ do không phát huy được tác dụng . Điển hình là đối với các dự án vay vốn Đài Loan từ những năm trước với tổn dư nợ 7,2 tỷ là một vấn đề khó khăn đối với chi nhánh hiện nay.Các đơn vị vay vốn này hầu hết máy móc thiết bị nhập về không đồng bộ, chưa đảm bảo chất lượng hoặc thiếu khuôn mẫu phù hợp với nhu cầu thị trường…hoặc có một số đơn vị thì nhập máy móc về nhưng không có đầu ra ổn định,kinh nghiệm sản xuất ,bạn hang còn thiếu…nên không tránh khỏi những khó khăn trong sản xuất kinh doanh để có lãi , hoàn trả đúng hạn và đầy đủ vốn vay Ngân hang, dẫn đến nợ quá hạn của các món vay từ nguồn vốn này ngày càng tăng ( do dây chuyền nợ quá hạn theo kỳ hạn nợ vay trung hạn ).

Mặt khác, NHNT Thành Công dự định phát mại một số tài sản thế chấp nhưng qua đánh giá sơ bộ tài sản khi bán trên thị trường chỉ được khoảng 20%-30% giá trị tài sản ban đầu.

Ví dụ : trường hợp tài sản thế chấp của Công ty TNHH Mỹ Anh,chi nhánh đã xuống kiểm kê tài sản ( cả nhà xưởng và dây chuyền máy may ) , ước tính nếu bán tài sản trên thị trường hiện nay thì giá bán chỉ bằng 20% giá trị ban đầu ( tối đa khoảng 600 triệu đồng) ,trong khi đó tổng dư nợ hiện nay cuả Công ty là 3071 triệu đồng .Còn đối với tài sản thế chấp là nhà cửa đất đai cần phải xử lý hiện nay tại Chi nhánh thì gặp rất nhiều vướng mắc.Việc bán tài sản loại này gặp nhiều khó khăn về thủ tục xử lý,quy trình xử lý do tài sản không đủ thủ tục pháp lý,tài sản có tranh chấp…khiến cho việc xử lý tiến hành một cách chậm trễ.

Ta có thể tìm hiểu công tác xử lý tài sản thế chấp tại NHNT Thành Công thông qua một số đơn vị có tài sản phát mại như sau:

* Công ty TNHH Mỹ Anh : vào năm 2000, Công ty vay 148.667 USD để đầu tư dây chuyền may thuê xuất nhập khẩu bằng nguồn vốn Đài Loan và vay trung hạn 400 triệu đồng để cải tạo nhà xưởng.Công ty thế chấp băng 1000m2 nhà xưởng và dây chuyền máy may hình thành từ vốn vay với tổng trị giá là2463 triệu đồng.Công ty là một đơn vị nhỏ,cơ sở vật chất nghèo nàn,tài sản của Công ty chủ yếu là tài sản hình thành từ vốn vay,sản phẩm may của Công ty chủ yếu là nhận gia công cho các Công ty may nên thu được tiền gia công thấp,chủ yếu chỉ đủ chi trả tiền lương và một phần nhỏ chi phí.Do làm ăn không có hiệu quả dẫn đến thua lỗ nên Công ty không trả được nợ cho Ngân hang.Tính đến ngày 17/9/2007 dư nợ còn lại của công ty là 307 triệu đồng ( trong đó Gốc : 2243 tr ; Lãi : 828 tr ).Vì khả năng thu nợ khó khăn nên trong thời gian tới Ngân hang một mặt đôn đốc Công ty trả nợ,mặt khác tìm đối tác mua tài sản để nhanh chóng xử lý tài sản, đồng thời trình NHNT xin xử lý rủi ro theo công văn đc quy định của NHNT Việt Nam về việc xử lý nợ tồn đọng đối với những món vay bằng nguồn vốn Đài Loan.

* Tổ hợp tác Thịnh Quang : ngày 21/3/2003,doanh nghiệp vay Ngân hang số tiền 4079 tr đồng để đầu tư vào hoạt động kinh doanh gương,kính của mình.Doanh nghiệp thế chấp nhà 237 Bạch Mai ( mặt phố ),với diện tích xây 96m2,diện tích đất 32m2 ( giá thẩm định 2000trđ ).Tính đến 17/9/2007 dư nợ còn lại là 1904 trđ ( trong đó ,Gốc :1500trđ ;Lãi :404trđ ).Do doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến không trả được nợ cho Ngân hang.Tuy nhiên ,Ngân hang không thể bán tài sản thế chấp qua Trung tâm đấu giá để thu hồi nợ được vì nhà mà doanh nghiệp đem thế chấp chưa sang tên chính chủ.Hiện nay Ngân hang đã thu giữ tài sản ,hiện đang quản lý nhưng chưa sử dụng .Trong thời gian tới,Ngân hang cùng khách hang bán tài sản trên cơ sở định giá của Trung tâm định giá tài sản của Nhà nước.

* Trung tâm công nghệ Hoá Môi Sinh : Trung tâm vay vốn Ngân hang bằng việc thế chấp căn nhà số 10 phố Bạch Mai trị giá 360trđ.Nhưng do làm ăn thua lỗ dẫn đến không trả được nợ.Tính đến ngày 17/9/2007 dư nợ cong lại là 350 trđ ( trong đó ,Gốc : 206 trđ ;lãi : 144 trđ ).Tuy nhiên , khách hang chây ỳ không chịu trả nợ đồng thời không chịu giao tài sản cho Ngân hang xử lý để thu hồi nợ vì vậy buộc Ngân hang phải kiện ra toà .Qua nhiều lần xét xử ,Toà án quyết định Ngân hang thắng kiện ( Ngân hang sẽ được Toà án giao tài sản cho tự xử lý ),nhưng chưa thi hành án.

Trên đây mới chỉ là một số đơn vị điển hành cần phải xử lý tài sản tại chi nhánh NHNT Thành Công.

* Dưới sự đôn đốc sát sao của các cán bộ tín dụng,Công ty TID đã tự trả nợ vay Ngân hang với tổng số nợ là 733 trđ gồm cả gốc và lãi mà Ngân hang không cần phải phát mại.

* Trường hợp thứ hai là của Công ty TNHH thương mại và du lịch Hồng hà .Công ty đã thế chấp nhà để vay vốn Ngân hàng.Do làm ăn thua lỗ không trả được nợ ( Dư nợ còn lại là 1853 trđ,trong đó gốc : 1129 trđ;lãi 724 trđ ).Vì vậy ,Ngân hang cùng với khách hang bán tài sản theo thoả thuận là 705 trđ và Ngân hang thu hồi toàn bộ số tiền đó.

Như vậy mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng thực sự hiệu quả xử lý tài san thế chấp tại Ngân hang chưa cao,tỷ lệ thu hồi từ bán tài sản thế chấp còn quá thấp so với tổng dư nợ.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA NHTM.doc (Trang 44 - 49)

w