Hội đồng tín dụng: là tổ chức do HĐQT thành lập ra.
2.2.3. Quy trình cho vay trả góp
Quy trình cho vay trả góp tuân thủ theo các bước đã được quy định trong quyết định số 427/QĐ-HĐQT về Quy trình nghiệp vụ tín dụng của Hội đồng Quản trị Ngân hàng VPBank ban hành ngày 13/05/2002.
Sơ đồ quy trình nghiệp vụ tín dụng
Bước 1: Quảng cáo tiếp thị
Ngân hàng thực hiện việc quảng cáo tiếp thị các sản phẩm dịch vụ cho vay trả góp với mục đích tiêu dùng hoặc kinh doanh trên các phương tiện thông tin đại chúng, các biển quảng cáo giới thiệu thủ tục và điều kiện cho vay.
•Nhân viên phục vụ khách hàng tiếp xúc khách hàng
- Tiếp xúc với khách hàng mới đến với ngân hàng, giới thiệu sản phẩm dịch vụ của VPBank và tìm hiểu các thông tin liên quan gồm: Tư cách pháp lý của người vay, lai lịch khách hàng, nhu cầu và điều kiện vay của khách hàng.
- Đối chiếu nhanh với các qui định hiện hành của VPBank và NHNN. - Thông báo về các điều kiện và thủ tục vay vốn.
- Hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục và giấy tờ cần thiết..
•Tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng
Hồ sơ vay vốn khách hàng cần cung cấp cho ngân hàng bao gồm:
- Giấy tờ chứng nhận tư cách pháp lý(năng lực pháp luật dân sự, hành vi dân sự).
- Hồ sơ về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. - Các tài liệu liên quan đến mục đích sử dụng vốn. - Hố sơ về tài sản bảo đảm.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng
•Thẩm định về tư cách pháp lý của khách hàng, tổ chức, hoạt động: có thể hỏi thông tin trung tâm thông tin tín dụng CIC của Ngân hàng Nhà nước hoặc đến tận nơi tìm hiểu thực trạng khách hàng.
•Thẩm định về mục đích sử dụng tiền vay: Khách hàng lập bản giải trình mục đích vay vốn trong đó kê khai các nguồn thu nhập hoặc tình hình kinh doanh và cam kết kế hoạch trả nợ Ngân hàng.
•Thẩm định về tài sản đảm bảo:
- Nhân viên Tín dụng trực tiếp thẩm định trong trường hợp đó là các chứng từ có giá do VPBank, Chính phủ hay các Ngân hàng quốc doanh hay chính chiếc ô tô hình thành từ vốn vay (nếu cho vay mua ô tô).
- Phòng tín dụng sẽ giao cho phòng thẩm định tài sản đảm bảo trong các trường hợp còn lại.
Bước 4: Tập hợp hồ sơ trình Ban tín dụng
•Tờ trình thẩm định khách hàng (do cán bộ tín dụng lập) ghi rõ ngày nhận hồ sơ lần đầu và ngày nhận đủ hồ sơ.
•Tờ trình đánh giá tài sản đảm bảo do phòng thẩm định lập (trừ trường hợp tài sản đảm bảo là giấy tờ có giá hoặc đảm bảo bằng chiếc xe hình thành từ vốn vay).
•Hồ sơ vay của khách hàng cung cấp.
Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ tín dụng
•Phòng thẩm định tài sản bảo đảm lập hợp đồng bảo đảm tiền vay (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh), giấy đăng ký giao dịch bảo đảm… và thực hiện công chứng hợp đồng.
•Phòng tín dụng nhận lại hồ sơ tài sản đảm bảo đã hoàn thiện, niêm phong và thực hiện nhập kho tài sản bảo đảm.
•Lập và trình lãnh đạo phòng tín dụng ký duyệt hồ sơ tín dụng.
Bước 6: Thực hiện quyết định cấp tín dụng
•Nhân viên A/O chuyển 01 bản chính Hợp đồng tín dụng + khế ước vay và các giấy tờ khác đến bộ phận giao dịch để thực hiện việc giải ngân.
•Nhân viên giao dịch kiểm tra tính hợp lệ, hướng dẫn khách hàng viết uỷ nhiệm chi hoặc giấy lĩnh tiền mặt, tiến hành giải ngân và hạch toán nội, ngoại bảng, chuyển tiền…
•Nhân viên A/O nhập hồ sơ tín dụng vào chương trình tin học.
Bước 7: Kiểm tra và xử lý nợ vay
Trong bước này nhân viên A/O phải thực hiện những việc sau:
•Kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng.
•Thông báo và đôn đốc trả lãi hàng tháng.
•Thông báo và đôn đốc khách hàng trả nợ gốc khi đến hạn.
•Đề xuất gia hạn nợ gốc hoặc lãi (nếu có đơn đề nghị của khách hàng).
•Khi khách hàng trả hết nợ, nhân viên A/O có văn bản báo cáo cho lãnh đạo và các bộ phận liên quan biết.
•Nhân viên A/O lập Giấy đề nghị giải toả tài sản đảm bảo kèm tờ trình thanh lý đã được phê duyệt, 01 bản sao Hợp đồng bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm chuyển Phòng thẩm định tài sản để làm thủ tục giải chấp.
•Nhân viên A/O đóng lại từng tập Hồ sơ tín dụng, lập danh mục từng loại hồ sơ, chuyển Trưởng phòng ký xác nhận nhằm tránh thất lạc hồ sơ bên trong, bảo đảm tính pháp lý đầy đủ tại thời điểm giải ngân.