Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động cho vay trả góp tại ngân hàng ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank).docx (Trang 52 - 54)

Hội đồng tín dụng: là tổ chức do HĐQT thành lập ra.

2.3.4.1.Nguyên nhân khách quan

Môi trường kinh tế xã hội chưa thực sự ổn định

Trong những năm qua, mặc dù kinh tế nước ta tăng trưởng với tốc độ rất cao (mức tăng trưởng GDP đạt 7-8%) song còn ẩn chứa nhiều bất ổn. Tuy rằng Nhà nước đã có sự quản lý hết sức chặt chẽ nhưng môi trường kinh tế vĩ mô vẫn còn nhiều biến động, do những diễn biến bất thường của giá vàng và giá dầu trên thị trường thế giới.

Năm 2007, Việt Nam vẫn tiếp tục phải đương đầu với những khó khăn và thách thức lớn. Giá cả biến động mạnh với mức tăng tới 12.63% so với năm 2006, thiên tai dịch bệnh (cúm gà, tiêu chảy cấp, lở núi…) vẫn tiếp tục hoành hành. Chỉ số giá tiêu dùng tăng mạnh như vậy kèm theo giá của một số hàng hoá thiết yếu như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, điện nước có mức tăng rất cao khiến cho mức lương của dân cư dù có tăng nhưng cũng không bù đắp nổi mức độ tăng giá, từ đó mà thu nhập của dân cư không được cải thiện nhiều, lòng tin vào tương lai bị giảm sút làm cho mức cầu không tăng. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến việc cung ứng dịch vụ của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay trả góp, một sản phẩm dịch vụ chịu ảnh hưởng rất lớn từ tiền lương của các cá nhân cũng như thu nhập ổn định của các tổ chức.

Môi trường pháp lý ở nước ta còn chưa thực sự hoàn thiện

Cho vay trả góp là một hoạt động dịch vụ còn khá mới mẻ và khó tách bạch cụ thể về nhu cầu vay, do vậy điều kiện pháp lý quy định cho hoạt động này còn chung chung, chưa cụ thể rõ ràng. Hiện tại các ngân hàng mới chỉ dựa vào các luật, quyết định, hướng dẫn chung, rồi tự ban hành các quy chế cho vay của riêng mình. Do đó, chưa có sự thống nhất giữa các quy chế cho vay trả góp của các ngân hàng thương mại. Hơn nữa, các văn bản luật ban hành hưóng dẫn nghiệp vụ các ngân hàng thương mại còn chồng chéo, phủ định lẫn nhau khiến cho các ngân hàng còn khá lúng túng, hạn chế sự chủ động trong kinh doanh.

Khách hàng của ngân hàng

Thu nhập của đa số các tầng lớp dân cư đã được tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây, tuy nhiên, do yếu tố tâm lý và thói quen mua sắm tiết kiệm đã ảnh hưởng khá nhiều đến việc phát triển các hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Nhìn chung người dân Việt Nam thường ngại mang tiếng đi vay, nhất là vay nợ ngân hàng, điều này đã gây hạn chế các hoạt động cho vay trả góp phát triển. Mức chênh lệch, phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, miền, giữa nông thôn và thành thị khá sâu sắc cũng khiến cho việc mở rộng thị trường của ngân hàng về các thị trường nông thôn gặp khó khăn.

Đối thủ cạnh tranh của ngân hàng

Hiện nay, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường tài chính đã khiến cho thị phần của các ngân hàng ngày càng bị thu hẹp. Không chỉ kể đến các ngân hàng trong nước, nay trước xu thế hội nhập và đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới, việc mở của là không thể tránh. Các ngân hàng nước ngoài sẽ tham gia vào hệ thống cùng với nguồn vốn mạnh, công nghệ hiện đại cùng với trình độ quản lý hiệu quả. Hiện nay, hoạt động cho vay trả góp đã được rất nhiều các ngân hàng cung ứng như ngân hàng Quân đội, ACB, Đông Nam Á… Các ngân hàng quốc doanh cũng đang tích cực thâm nhập vào thị trường này với sản phẩm cho vay trả góp tín chấp đối với cán bộ công nhân viên chức. Tới thời điểm này đã có 2 ngân hàng có 100% vốn nước ngoài và 3 ngân hàng liên doanh cùng các tổ chức tài chính và tín dụng khác. Tiến tới, năm 2010 là mốc thời điểm mà Việt Nam phải mở của hoàn toàn. Đây quả thực là khó khăn và thách thức rất lớn cho toàn ngành ngân hàng cũng như với VPBank.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động cho vay trả góp tại ngân hàng ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank).docx (Trang 52 - 54)