II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY THAN MẠO KHÊ TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ bản 1 Phân tích hiệu quả sử dụng lao động
2.2.1 Phân tích hiệu quả sử dụng lao động
Mục đích của phân tích là đánh giá trình độ sử dụng tiềm năng lao động theo chiều rộng, tính hợp lý của chế độ công tác, ảnh hưởng của việc tận dụng thời gian lao động đến khối lượng sản xuất, đánh giá tình trạng kỷ luật lao động .
Ta có 2 chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của Công ty là năng suất lao động và sức sinh lợi của lao động.
Công thức đã được trình bày ở chương 1 Áp dụng công thức ta có bảng kết quả sau: Bảng 2.5
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Chênh lệch (Tỷ lệ %) 2004-2005 2005-2006 Doanh thu thuần Tr.đ 342,410 401,737 456,553 117.33 113.64 Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 5,586 7,154 9,365 128.07 130.91 Số lợng lao động Người 5,351 5,753 5,813 107.51 101.04 Năng suất LĐ Đg/ng 63,989,908 69,830,897 78,539,997 109.13 112.47 Sức sinh lợi của LĐ Đg/ng 1,043,917 1,243,560 1,611,113 119.12 129.56
(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả hoạt động SXKD) Qua bảng ta thấy :
- Năng suất lao động trong năm 2005 tăng so với năm 2004 là 9.13%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 12,47%.
- Sức sinh lợi của lao động : năm 2005 tăng 19,12%, năm 2006 tăng 29,56% so với năm 2005
(xem chi tiết tại phụ lục 2) Bảng 2.6 ĐVT:đ năm nhân tố 2005 2006
Doanh thu thuần 10.312.358 9.429.898,5 Số lượng lao động -4.471.396 -7.207
Năng suất lao động 5.840,962 8.709.125,709
Năng suất lao động có xu hướng tăng cụ thể:
Ảnh hưởng của 2 nhân tố doanh thu và số lượng lao động làm năng suất lao động năm 2005 tăng so với năm 2004 một lượng là 5.840,962 và năm 2006 tăng so với năm 2005 là 8.709.125,709đ.
• Phân tích nhân tố làm thay đổi sức sinh lợi bình quân của lao động năm 2005 và 2006
Bảng 2.7 ĐVT:đ
năm Nhân tố
2005 2006
Lợi nhuận sau thuế 272.589 380.388,8
số lượng lao động -72.946 12.835,64
Sức sinh lợi của lao động 199.643 367.553 Nhận xét
Sức sinh lợi của lao động có xu hướng tăng trong giai đoạn 2004-2006 cụ thể là: do ảnh hưởng của 2 nhân tố lợi nhuận và số lượng lao động là sức sinh lợi năm 2005 tăng so với năm 2004 là 199.643đ và năm 2006 tăng so với năm 2005 là 367.553đ.
• Tình hình sử dụng lao động trong mối liên hệ với kết quả sản xuất.
Trong điều kiện sản xuất lạc hậu, trình độ công nghệ còn hạn chế thì khối lượng sản phẩm làm ra của Công ty chủ yếu là do lao động trực tiếp. Do vậy xét sự biến động của lao động phải gắn liền với kết quả sản xuất.
Bảng 2.8
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THỜI GIAN LAO ĐỘNG NĂM 2005 ĐVT: Tr.đồng ST T Chỉ tiêu KH TH Tỷ lệ% 1 Giá trị tổng sản lượng 379.382 401.737,15 105,89 2 Số CNSX bình quân/năm/người 3005 3120 103,83 3 Số CNV bình quân theo DS 5.542 5.753 103,81 4 Tỷ trọng CNSX trong tổng số(4=2/3) 0,54 0,54
5 Tổng số ngày công của CNSX / năm(5=3*7) 913.520 936.000 102,46 6 Tổng số giờ làm việc của CNSX / năm 6.394.640 5.335.200 83,43
7 Số ngày làm việc bq của 1 CNSX / năm 304 300 98,68
8 Số giờ làm việc bq trong ngày(8=6/5) 7 5,7 81,43
9 NSLĐ bq năm của 1 CNSX(9=1/2) 126 129 101,99
10 NSLĐ bq ngày của 1 CNSX(10=1/5) 0,415 0,43 103,35
11 NSLĐ bq giờ của 1 CNSX(11=1/6) 0,059 0,08 126,92
12 NSLĐ bq năm của 1 CNV(12=1/3) 68,456 69,83 102,01
13 NSLĐ bình quân giờ của 1 CNV 0,032 0,041
Nguồn số liệu: Báo cáo thực hiện định mức và năng suất lao động
Qua bảng trên cho ta thấy các chỉ tiêu đánh giá đều tăng so với kế hoạch đặt ra, trừ tổng số giờ công làm việc có hiệu quả và số giờ làm việc bình quân của một công nhân trong ngày giảm. Mặc dù tổng số cán bộ công nhân viên toàn Công ty tăng 211 người chiếm 3,8% so với kế hoạch nhưng tổng số giờ làm việc có hiệu quả giảm không bảo đảm đúng kế hoạch, số giờ công làm việc có hiệu quả trong ngày giảm, tổng số ngày công làm việc 22.480 ngày, tương ứng 2,5% so với kế hoạch. Có sự khác biệt này là do số giờ làm việc bình quân của một công nhân trong ngày giảm 1,3 giờ/ ngày - số giờ làm việc có hiệu quả giảm.
Trong năm Công ty không đạt về số giờ công theo kế hoạch chứng tỏ đã xảy ra hiện tượng vắng mặt và ngừng việc không trọn ngày.
Thời gian vắng mặt và ngừng việc không trọn ngày thực tế. (7-5,7) *936.000 = 1.216.800 (giờ công)
Như ta đã biết, năng suất lao động năm của công nhân theo chỉ tiêu giá trị là 53,72 triệu đồng, vì vậy ta có năng suất lao động giờ của công nhân là :
129 Trđ
NSLĐ giờ = = 75.483 (đồng /giờ) 300 x 5,7
Thiệt hại về doanh thu là : 75.483 x 1.216.800 = 91.848 triệu đồng. Thiệt hại về sản lượng là :
464 x 1.216.800 564.595.200
= = 330.172(tấn) 300 x 5,7 1.710
(464 là năng suất lao động hiện vật trong năm của 1 CN)
Doanh thu thiệt hại chiếm tỷ lệ so với tổng doanh thu năm 2004 là :
91.848
x 100% = 22, 9% 401.737,15
330.172
Sản lượng thiệt hại so với tổng sản lượng là: * 100% = 22,8% 1.447.716
Qua phân tích trên ta thấy để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất thì Công ty cần phải có biện pháp nâng cao số giờ làm việc có hiệu quả trong ngày, mặt khác Công ty cũng cần có hình thức kỷ luật thích đáng để hạn chế hiện tượng công nhân nghỉ việc không có lý do.
2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty2.2.2.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động