Xu hướng lạm phát năm 2013

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế vĩ mô: Lạm phát (Trang 39 - 41)

4. XU HƯỚNG LẠM PHÁT NĂM 2013 VÀ SO SÁNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM VỚ

4.1Xu hướng lạm phát năm 2013

Tốc độ lạm phát năm 2012 dưới 7% là yếu tố thuận lợi cho việc ổn định kinh tế

vĩ mô, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế song yếu tố ổn định của lạm phát còn chưa cao, lạm phát cơ bản vẫn cao, áp lực lạm phát từ các nhân tố tác động chính yếu có khả năng giảm nhẹ song áp lực đó có thể trỗi dậy nếu như Chính phủ thực hiện các

chương trình hỗ trợ, kích thích tăng trưởng thông qua chính sách tài khoá và tiền tệ

với một liều lượng không hợp lý và không hiệu quả.

Chính vì thế, cần thiết phải thực hiện hiệu quả các giải pháp ngắn hạn đồng thời vẫn phải chú trọng tạo nền tảng vững chắc để thực hiện các giải pháp trong dài hạn trên cơ

sở các nguyên tắc nên tảng đảm bảo mối quan hệ bền vững giữa tăng trưởng và lạm phát.

Diễn biến lạm phát của Việt Nam trong 10 năm trở lại đây cho thấy việc dự báo lạm phát là rất khó khăn, biến động khó lường, một phần là do tác động của sự biến động hàng hóa thế giới, nhưng quan trọng hơn là các chính sách vĩ mô và các chính sách quản lý giá cả một số mặt hàng thiết yếu thiếu ổn định. Bên cạnh đó hệ thống phân phối hàng hóa chưa phát triển, nhiều khi gây ra những cú sốc về giá hàng hóa một số

mặt hàng do thiếu cung một cách giả tạo.

Tuy nhiên, có thể dự báo một số các nhân tố có thể tác động đến CPI năm 2013 như

sau: Giá cả hàng hóa thế giới, đặc biệt là giá lương thực thực phẩm vẫn tiếp tục có xu hướng gia tăng (nếu kinh tế thế giới đi theo kịch bản phục hồi), trong khi đó giá cả của nhóm hàng này ở trong nước hiện đang trong chu kỳ tăng giá của dịp lễ tết cuối năm, và đặc biệt là khi các kênh nhập lậu qua biên giới đã bị kiểm soát chặt chẽ; tín dụng có khả năng phục hồi trở lại; quá trình giải ngân đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ đang được xúc tiến mạnh mẽ (theo tinh thần của Nghị quyết số 67/NQ-CP).

Bên cạnh đó, Chính phủ còn yêu cầu các Bộ, ngành địa phương tăng cường tháo gỡ

khó khăn cho sản xuất, kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ; Các chương trình giải cứu thị trường bất động sản chủ yếu thông qua các giải pháp tài chính đang và sẽ diễn ra tích cực trong năm 2013; Và theo phân tích diễn biến các chỉ số PMI - purchasing management index, cũng như các chỉ số sản lượng của HSBC cho thấy đầu tưđang có xu hướng phục hồi. Mức sản lượng đang dần cải thiện. Tương tự, chỉ số việc làm và số lượng hàng mua đã tăng dần lên mức 50 điểm, chứng tỏ hoạt động sản xuất đã có xu hướng gia tăng. Thêm vào đó, việc xuất khẩu tăng hơn

30% so với cùng kỳ năm ngoái là một tín hiệu tích cực. Tất cả những dấu hiệu trên chứng tỏ đầu tư phục hồi sẽ là một tín hiệu giúp gia tăng tổng cầu nền kinh tế -song nếu không kiểm soát chặt chẽ làm xuất hiện sản lượng đáng kể thì sẽ tạo ra áp lực lên lạm phát. Ngoài ra, việc các nền kinh tế lớn đẩy mạnh việc cung tiền để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế có thể làm cho lạm phát thế giới gia tăng tác động tới sự ổn định của giá cả trong nước...

Tóm lại, diễn biến giá cả, thị trường của năm 2012 tương đối ổn định. Diễn biến lạm phát hiện tại được xem là một thuận lợi để có thể hoàn thiện hơn công tác phòng, chống, kiểm soát lạm phát. Hơn nữa, những yếu tố tạo áp lực lên lạm phát vẫn còn tiềm ẩn, vì thế, trong năm 2013 các quyết sách điều hành vẫn cần thiết phải đảm bảo thận trọng, linh hoạt và tăng cường sự phối hợp chặt chẽ.

Trên cơ sở dự báo những nhân tố tác động lên diễn biến lạm phát ở trên kết hợp với yếu tố thời vụ và kết quả dự báo định lượng mô hình VAR (mô hình dự báo lạm phát trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế, cung tiền, lãi suất và tỷ giá ngoại tệ, với giả thiết các giải pháp chính sách kinh tế vĩ mô thực hiện có hiệu quả, đồng bộ như chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội năm 2013) cho thấy lạm phát sẽ có khả năng tăng trong tháng 1, tháng 2 và tốc độ tăng sẽ giảm nhẹ trong tháng 3 và quý II/2013 và chỉ bắt đầu tăng trở lại từ quý III/2013.

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế vĩ mô: Lạm phát (Trang 39 - 41)