Nguyên nhân về phía tổng cầu

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế vĩ mô: Lạm phát (Trang 25 - 26)

2. THỰC TRẠNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

2.2.2 Nguyên nhân về phía tổng cầu

- Việc nới lỏng cung tiền và tăng trưởng tín dụng trong một thời gian dài là một trong những nguyên nhân dẫn đến lạm phát cao ở nước ta.

Tốc độ tăng cung tiền M2 của Việt Nam khá cao so với các nước trong khu vực. Trong giai đoạn 2000 - 2010, tốc độ tăng cung tiền của Việt Nam đạt mức 31,4%, trong khi đó của Trung Quốc là 17,8%, Inđônêxia 13%, Malaysia 8,7%, Thái Lan 6,2%. Do cung tiền tăng nhanh nên tỷ lệ cung tiền M2 trên GDP của Việt Nam tăng lên rất nhanh. Nếu như năm 2000 tỷ lệ này ở mức dưới 60%, thì đến cuối năm 2010 đã lên đến trên 130%. Trong giai đoạn 2007-2010, M2 của Việt Nam đã tăng 2 lần, trong khi đó, GDP danh nghĩa tăng 1,73 lần và GDP thực tế tăng 1,20 lần.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam cũng luôn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Trong giai đoạn 2007 - 2010, tín dụng bình quân tăng 30,6%/năm. Hệ số dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam đã tăng từ 40% năm 2000, lên mức 116,14% năm 2010 (gần 3 lần). Ở Trung Quốc, hệ số này tăng 1,23 lần, Thái Lan và Malaysia hầu như không tăng. Chính việc tăng trưởng tín dụng nhanh là nguyên nhân dẫn đến M2 tăng cao. Mặc dù tăng trưởng tín dụng đã giúp tăng mức

đầu tư trên GDP từ 29,8% trung bình giai đoạn 1991-2000, lên 40,7% trung bình giai đoạn 2001 - 2010, nhưng không phải toàn bộ lượng tín dụng tăng lên này

được đưa vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nhằm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế.

So sánh giữa tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng cung tiền của các nước trong khu vực cho thấy, lạm phát có xu hướng tăng khi tốc độ tăng cung tiền tăng. Do đó, có thể nói rằng, cung tiền tăng nhanh là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tỷ lệ

lạm phát cao của Việt Nam trong một thập kỷ qua.

Tc độ tăng trưởng tin t, tín dng ca Vit Nam thi k 2001-2011

Đơn v: % Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 8 tháng 2011 Tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán (M2) 24,5 21,1 24,0 20,6 23,6 29,7 43,7 20,3 27,5 29,8 9,16 Tăng trưởng tín dụng 23,2 30,4 28,0 26,2 20,5 24,8 53,9 23,4 37,5 31,2 8,85 Tăng trưởng GDP theo giá thực tế 9,0 11,3 14,5 16,6 17,3 16,1 17,4 29,8 11,7 19,4 25,07 (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

- Bi chi ngân sách t năm 2006 đến nay luôn mc cao trên 5% GDP (tr

năm 2008 đạt 4,6%), gây áp lc lên lm phát.

Trong tổng chi ngân sách, tỷ trọng chi cho đầu tư, chi cho lĩnh vực xã hội luôn ở

mức khá cao, nhất là chi cho đầu tư công. Đặc biệt trong giai đoạn

2009 - 2010, nhằm ngăn chặn đà suy giảm kinh tế do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, đầu tư công tăng rất cao, gây sức ép làm tăng tổng cầu.

Đồng thời, để bù đắp thâm hụt ngân sách, Chính phủ phải huy động nhiều hơn nguồn vốn trong xã hội thông qua việc phát hành trái phiếu, tín phiếu Kho bạc. Việc phát hành trái phiếu, tín phiếu này sẽ không tác động làm thay đổi M2 nếu được bán cho công chúng (hộ gia đình và doanh nghiệp). Nhưng thực tế số trái phiếu này hầu hết bán cho tổ chức tín dụng và các tổ chức tín dụng sử dụng để chiết khấu hoặc bán cho Ngân hàng Nhà nước qua nghiệp vụ thị trường mở, theo đó đã trở thành một nhân tố làm tăng M2.

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế vĩ mô: Lạm phát (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)