Một số đề xuất của nhóm về các biện pháp kiểm soát lạm phát trong thời gian sắp tới

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế vĩ mô: Lạm phát (Trang 32 - 36)

3. CÁC GIÁI PHÁP KIỀM SOÁT LẠM PHÁT CHO NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

3.2 Một số đề xuất của nhóm về các biện pháp kiểm soát lạm phát trong thời gian sắp tới

Sau 2 tháng đầu năm 2013, mức tăng trưởng tín dụng đã giảm xuống âm; cả

nước có hơn 8 ngàn doanh nghiệp ngừng hoạt động, cao hơn số doanh nghiệp mới thành lập. Diễn biến chung cho thấy rằng, nền kinh tế Việt Nam đang còn nhiều khó khăn ngay từđầu năm 2013

Những nguyên của lạm phát trong thời gian qua về cơ bản đã được nhận diện, vậy cần phải làm gì để lạm phát trong những năm tới được kiềm giữở mức mong muốn nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế vừa phải, nhất là thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế, trong khi những nhân tố làm gia tăng lạm phát có tác động với cường độ mạnh hơn như: Đầu tư toàn xã hội vẫn phải duy trì ở mức cao; tiền lương trong tất cả các khu vực đã tăng cao hơn, giá dầu trên thế giới còn nhiều bí

ẩn, và có thể vẫn giữở mức cao như hiện nay, thậm chí còn có thể cao hơn hiện nay nếu kinh tế thế giới năm 2013 và những năm sau phục hồi và nhất là tình hình khủng hoảng chính trị trong khu vực Trung Đông và Bắc Phi không được cải thiện. Một số giải pháp kiềm chế lạm phát cụ thể sau:

3.2.1 Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, giải quyết điểm nghẽn nợ xấu, hàng tồn kho.

+ Chính phủ cần phải tăng cường quản lý các doanh nghiệp Nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty mạnh để các doanh nghiệp này tập trung nguồn lực phát triển các ngành nghề chủ lực mà Nhà nước giao. Kiên quyết sắp xếp lại các tập đoàn kinh tế Nhà nước có vấn đề trong hoạt động sản xuất kinh doanh như trường hợp tập đoàn Vinashin thời gian qua. Nguyên tắc chung là Chính phủ

chỉ nên phát triển các tập đoàn Nhà nước trong các lĩnh lực kinh tế trọng yếu của nền kinh tế như: Năng lượng, lương thực, khoáng sản…còn các lĩnh vực khác thì nên để cho các thành phần kinh tế khác hoạt động. Chính phủ nên kiên quyết biến các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước thành các đơn vị kinh tế chủ lực, “các nấm đấm chủ lực” trong việc thực hiện nhiệm vụ ổn định và tăng trưởng kinh tế, tham gia kiềm chế lạm phát khi Chính phủ yêu cầu. Trong thời gian qua, có một thực tế là chính các tập đoàn kinh tế Nhà nước đã góp phần làm gia tăng lạm phát.

Đó là trường hợp tăng giá xăng, dầu, giá điện, giá than của các tập đoàn kinh tế Nhà nước không đúng thời điểm. Thay vì để thực hiện nhiệm vụ kiềm chế lạm phát của

Chính phủ, các tập đoàn kinh tế Nhà nước này phải giữ giá, thậm chí là phải giảm giá thì họ đã làm ngược lại, tăng giá hàng loạt, làm cho mức giá cả chung trong nền kinh tế càng tăng cao.

+ Chính phủ cần phải có giải pháp khôi phục và phát triển thị trường vốn, nhất là thị trường chứng khoán. Hiện nay, vốn cho doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng thương mại. Nhưng hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng chưa phân biệt được ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư nên vốn dài hạn

đầu tư lại do các ngân hàng thương mại cung cấp từ nguồn vốn huy động ngắn hạn.

Đây là một bất hợp lý và vô cùng nguy hiểm cho hệ thống ngân hàng thương mại, gây nên tình trạng thiếu thanh khoản cho các ngân hàng vì vốn ngắn hạn đã được cho vay đầu tư dài hạn. Để doanh nghiệp đến với kênh huy động vốn dài hạn thực sự

là thị trường chứng khoán và các ngân hàng đầu tư thì nhất thiết Chính phủ phải vực thị trường chứng khoán Việt Nam dậy bằng các biện pháp như: Bơm vốn cho thị

trường chứng khoán (Trung Quốc vừa bơm hàng chục tỷ USD để cứu thị trường chứng khoán Trung Quốc đang sụt giảm); cho phép thực hiện các nghiệp vụ phái sinh hiện đại trên thị trường; rút ngắn thời gian thanh toán từ T+4 hiện nay xuống T+0; tăng thời gian giao dịch lên cả ngày thay vì một buổi như hiện nay; xây dựng các bộ chỉ số index phù hợp hơn cho thị trường, phản ánh trung thực diễn biến trên thị trường; Tăng tiêu chuẩn cho các cổ phiếu niêm yết để làm tăng chất lượng sản phẩm cho thị trường; Đẩy mạnh IPO các doanh nghiệp nhà nước lớn để tăng sản phẩm chất lượng cho thị trường…

+ Giải pháp xử lý nợ xấu

Xử lý nợ xấu trước hết là của các TCTD, Nhà nước chỉ can thiệp khi các TCTD không thể tự xử lý được. Và dù áp dụng bằng hình thức nào (như thu nợ trực tiếp từ khách nợ, bán lại nợ, cơ cấu lại nợ...) cũng phải tôn trọng nguyên tắc thị trường, đảm bảo hiệu quả kinh tế cho các bên tham gia, đồng thời nhằm khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh cho các DN, vì đây là khách hàng của TCTD, bởi vì các TCTD chỉ phát triển, ổn định và có hiệu quả khi các khách hàng của mình hoạt động có lãi.

Nhưng xử lý nợ xấu không có nghĩa là cứu cả các TCTD yếu kém, mà đây là một cơ

những TCTD nào có đủ năng lực mới được tồn tại và phát triển. Điều đó có nghĩa là trong giai đoạn hiện nay, xử lý nợ xấu có thể coi là công cụ để tái cơ cấu lại các TCTD, đồng thời ngăn chặn nguy cơ đổ vỡ hệ thống, ảnh hưởng đến sự ổn định của nền kinh tế.

Nhóm gii pháp v phía các TCTD

Thứ nhất, đối với các TCTD tính thanh khoán chưa đe dọa sự an toàn của cả hệ thống: Phải tự xử lý thông qua các biện pháp đã và đang làm như: bán nợ, đòi trực tiếp, thanh lý tài sản thế chấp, sử dụng quỹ dự phòng bù đắp các khoản nợ không thu hồi được, hoặc chuyển nợ thành vốn góp nếu thấy khánh nợ có tương lai phát triển.

Thứ hai, đối với các TCTD yếu kém, có nguy cơ mất khả năng thanh khoản: biện pháp khả thi là sáp nhập, hoặc giải thể. Các tổ chức này đi tìm, hoặc bị sáp nhập một cách cưỡng bức bởi một TCTD đủ mạnh. Nếu không sáp nhập được thì các TCTD này sẽ đặt trong điều kiện kiểm soát đặc biệt của NHNN, nhằm từng bước xử lý các tồn đọng

để đi tới giải thể. Do quy mô tín dụng ngày một lớn, bản thân các TCTD phải có giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động, giảm thiểu rủi ro hoạt động để ngăn ngừa nợ xấu xuất hiện trở lại, như ban hành đầy đủ quy trình cho vay, năng cao năng lực quản trị,

điều hành, quản trị rủi ro.

Nhóm gii pháp v phía Ngân hàng Nhà nước

Phi có biện pháp quyết liệt để xác định số thực về quy mô và cơ cấu của nợ xấu hiện nay, từ số liệu này mới có thể áp dụng các giải pháp cụ thể cho từng TCTD. Xử

lý nghiêm hành vi che dấu nợ xấu. Đồng thời sửa đổi, bổ sung về cách phân loại nợ, trích lập sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong các trường hợp cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập và sử dụng quỹ dự

phòng sai chế độ. Đồng thời có cơ chế buộc các TCTD trong một thời gian phải đưa nợ xấu xuống một giới hạn nhất định.

Đối với các TCTD có quy mô lớn, ảnh hưởng nhiều tới sự an toàn của cả hệ thống cũng như nền kinh tế và an sinh xã hội, có khả năng phát triển tiếp, sau khi tự giải quyết nợ xấu vẫn còn ở mức cao, sẽ được NHNN bơm vốn để hỗ trợ, dưới hình thức

góp vốn nhưng lại được hưởng lãi cốđịnh (như cổ phiếu ưu đãi) và ngân hàng có thể

rút vốn về khi tổ chức này đã phục hồi.

Nhóm gii pháp v phía B Tài chính

Sử dụng DATC như một công cụ quan trọng để xử lý nợ xấu hiện nay. Với nguyên tắc kinh doanh có hiệu quả, DATC mua lại các khoản nợ có tài sản đảm bảo, theo cơ chế

thị trường. Việc sử dụng DATC xử lý nợ xấu chỉ có hiệu quả khi hoạt động mua bán nợ gắn với mục tiêu tái cấu trúc DN, tái cơ cấu lại nợ nhằm khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh cho các khách nợ. Nguyên tắc này phải được tôn trọng, đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi có sự tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế.

Để DATC có thể làm được nhiệm vụ này thì việc nâng cao năng lực (tài chính, tổ

chức, kỹ năng...) là việc làm cần thiết, như chính sách giảm thuế thu nhập DN cho hoạt động mua bán nợ xấu, giảm thuế giá trị gia tăng cho hoạt động bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, như đào tạo và nâng cao kỹ năng phân tích tài chính, xác định giá trị tài sản thế chấp, kỹ năng xử lý nợ... cho đội ngũ cán bộ chuyên trách.

Nhóm gii pháp v phía các DN

Nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo cơ cấu vốn hợp lý, bố trí vốn đúng nguyên tắc, sử dụng vốn có hiệu quả, ổn định lượng tiền mặt cần thiết cho cán cân thanh toán, cân đối hệ số vốn vay trên vốn chủ (D/E) không vươt quá trung bình của ngành, thường xuyên đánh giá thực trạng tài chính DN thông qua các tỷ số tài chính đặc trưng

để đưa ra các kiến nghị cảnh báo về tình hình tài chính là giải pháp trước mắt cũng như lâu dài xử lý và ngăn ngừa nợ xấu.

Thực hiện tái cơ cấu DNNN (là nhóm khách hàng có số dư nợ lớn nhất của ngân hàng), mà trọng tâm là tái cơ cấu tài chính DN hiện nay đang tiến hành theo đề án mà Chính phủ đã phê duyệt, nhằm nâng cao năng lực của các DNNN được coi là giải pháp tích cực. Xử lý nợ xấu, tái cơ cấu các TCTD, các ngân hàng phải đi đôi với việc tiến hành tái cơ cấu DN. Không thể tồn tại một hệ thống ngân hàng mạnh trên cơ sở

một nền kinh tế có các DN yếu kém.

Một phần của tài liệu Tiểu luận kinh tế vĩ mô: Lạm phát (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)