Phát hành tiền:

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Thâm hụt ngân sách Việt Nam: Thực trạng, Nguyên nhân và Giải pháp (Trang 34 - 35)

Giới thiệu phương pháp:

Khi ngân sách nhà nước thâm hụt,Chính phủ có thể tài trợ số thâm hụt của mình bằng cách phát hành thêm lượng tiền cơ sở,đặc biệt là trong trường hợp nền kinh tế đất nước suy thoái.Khi sản lượng thực tế thấp hơn mức sản lượng tiềm năng thì việc tài trợ số thâm hụt của chính phủ bằng cách phát hành thêm lượng tiền cơ sở sẽ góp phần thực hiện những mục đích của chính sách ổn định hoá kinh tế thông qua việc đưa nền kinh tế tiến đến gần mức sản lượng tiềm năng mà không gây lạm phát.

Ngược lại,khi nhu cầu của nền kinh tế quá mạnh (sản lượng thực tế cao hơn mức sản lượng tiềm năng ) thì chính phủ không nên tài trợ số thâm hụt của mình bằng cách tăng nhanh lượng tiền cơ sở ,vì như vậy sẽ càng kích tổng cầu lên cao và đẩy sản lượng thực tế vượt xa mức sản lượng tiềm năng,hậu quả là làm tăng lạm phát .

Thực trạng phát hành tiền bù đắp thâm hụt ở nước ta

Giai đoạn trước năm 1986, tình hình tài chính nước ta vô cùng yếu kém, thu không đủ chi thường xuyên, thâm hụt ngân sách nhà nước luôn ở tình trạng cao quá mức, chi tiêu Chính phủ chủ yếu nhờ vào sự viện trợ của nước ngoài là chính. Tuy nhiên, mức thâm hụt quá lớn khiến việc bù đắp thâm hụt NSNN không chỉ phải vay trong và ngoài nước mà còn phải lấy từ nguồn tiền phát hành.

Đơn vị: tỷ đồng

Năm Phát hành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách

1984 0,4 1985 9,3 1986 22,9 1987 89,1 1988 450 1989 1.655 1990 1.200

Trong thời gian 5 năm 1986 - 1990, 59,7% mức thâm hụt của Ngân sách nhà nước được hệ thống ngân hàng thanh toán bằng cách phát hành tiền. Trong bối cảnh mà tỷ lệ tích lũy nội bộ của nền kinh tế còn rất thấp (có thể nói là không đáng kể), làm không đủ ăn, tỷ lệ chi đầu tư phát triển

35

lại quá lớn và nguồn bù đắp thâm hụt ngân sách lại chủ yếu do phát hành tiền như t rên chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến lạm phát phi mã trong giai đoạn 1986-1990.

Ưu nhược điểm

 Ưu điểm:

Nhu cầu bù tiền để bù đắp ngân sách nhà nước được đáp ứng một cách nhanh chóng, không phải trả lãi, không phải gánh thêm các gánh nặng nợ nần.

 Nhược điểm:

Tài trợ thâm hụt ngân sách theo phương pháp này thì xu hướng sẽ tạo ra một tổng cầu quá lớn trong nền kinh tế và làm cho lạm phát tăng nhanh .

Như vậy, biện pháp này có nhược điểm lớn là chứa đựng nguy cơ lạm phát,gây tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống chính trị ,kinh tế và xã hội.

Kinh nghiệm chua xót về việc phát hành tiền quá dễ dãi để bù đắp thâm hụt ngân sách gây ra lạm phát cao trong thập kỷ 80 đã cho chúng ta những bài học quý giá.

Trong những năm 80 của thế kỷ 20, nước ta đã bù đắp bội chi ngân sách nhà nước bằng cách in thêm tiền đưa vào lưu thông. Việc này đã đẩy tỷ lệ lạm phát đỉnh điểm lên tới hơn 600%, nền kinh tế bị trì trệ...

Chính vì những hậu quả đó, biện pháp này rất ít khi được sử dụng. Và từ năm 1992, nước ta đã chấm dứt hoàn toàn việc in tiền để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước.

Ngày 1/4/1990 thành lập hệ thống kho bạc nhà nước trực thuộc bộ tài chính (chịu trách nhiệm về thâm hụt ngân sách nhà nước ) độc lập với ngân hàng nhà nước ( chịu trách nhiệm phát hành tiền vào lưu t hông ). Đây là một cuộc cách mạng về cơ cấu nhằm tách chức năng quản lý quỹ ngân sách nhà nước ra khỏi chức năng phát hành tiền,tránh tình trạng tiền túi nọ bỏ vào tuúi kia. Cơ chế đó đã đóng góp có kết quả vào việc kiềm chế bội chi và lạm phát trong thập kỷ vừa qua.Từ năm 1991 nhà nước đã tiến hành vay nợ để bù đắp thâm hụt ngân sách.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Thâm hụt ngân sách Việt Nam: Thực trạng, Nguyên nhân và Giải pháp (Trang 34 - 35)