Vay nợ nước ngoà

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Thâm hụt ngân sách Việt Nam: Thực trạng, Nguyên nhân và Giải pháp (Trang 30 - 31)

Nội dung và biện pháp

Chính phủ có thể tài trợ thâm hụt ngân sách bằng các nguồn vốn nước ngoài thông qua việc nhận viện trước nước ngoài hoặc vay nợ nước ngoài từ các chính phủ nước ngoài, các định chế tài chính thế giới như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), các tổ chức liên chính phủ, tổ chức quốc tế...

Viện trợ nước ngoài là nguồn vốn phát triển của các chính phủ, các tổ chức liên chính phủ,

các tổ chức quốc tế cung cấp cho chính phủ của một nước nhằm thực hiện các chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội và hiện nay chủ yếu là nguồn vốn phát triển chính thức ODA.

Vay nợ nước ngoài có thể thực hiện dưới các hình thức: phát hành trái phiếu bằng ngoaị tệ

mạnh ra nước ngoài, vay bằng hình thức tín dụng...

Năm S ố tiền vay nước ngoài để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước (đơn vị tính: Tỷ Đồng) S ố bội chi 2010 21.000 119.700 2009 27.380 115.900 2008 15.000 66.200 2007 13.500 56.500 2006 12.500 48.500 2005 8.326 40.746 2004 7.253 34.703 2003 7.041 29.936 2002 7.125 25.597

Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm:

Nó là một biện pháp tài trợ ngân sách nhà nước hữu hiệu, có thể bù đắp được các khoản bội chi mà lại không gây sức ép lạm phát cho nền kinh tế. Đây cũng là một nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nguồn vốn thiếu hụt trong nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nhược điểm:

Thứ nhất, việc vay nợ nước ngoài sẽ khiến cho gánh nặng nợ nần, nghĩa vụ trả nợ tăng lên, giảm khả năng chi tiêu của chính phủ.

31

Thứ hai, dễ khiến cho nền kinh tế trở nên bị phụ thuộc vào nước ngoài. Thậm chí, nhiều khoản vay, khoản viện trợ còn đòi hỏi kèm theo đó là nhiều các điều khoản về chính trị, quân sự, kinh tế khiến cho các nước đi vay bị phụ thuộc nhiều.

Vay nước ngoài phụ thuộc vào đối tác cho vay và thường phải chịu những điều kiện ngặt nghèo về lãi suất và thời hạn vay trả. Hình thức vay thường qua các hiệp định song phương,nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay trên thị trường tài chính quốc tế. Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thường cho vay với các điều kiện ưu đãi, nhưng ngày càng hiếm hoi và do vậy có sự cạnh tranh gay gắt. Dù thế nào, thì vay nước ngoài cũng chịu sự ràng buộc của nhiều điều kiện vay áp đặt từ nước cho vay.

Ví dụ, Quỹ M IYAZWA của Nhật Bản quy định :Trong tống số vốn được cho vay tài trợ, phải có ít nhất 50% được sử dụng để mua hàng của Nhật hoặc các công ty Nhật đóng tại nước sở tại.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Thâm hụt ngân sách Việt Nam: Thực trạng, Nguyên nhân và Giải pháp (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)