- Trong lĩnh vực pin, ắc quy
PetroVietnam) trực thuộc Tổng cục Dầu khí Việt Nam được thành lập để thực
hiện nhiệm vụ hợp tác với các công ty nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò, khai
thác dầu khí tại Việt Nam. Bắt đầu từ năm 1978, ngành khai thác dầu của nước ta khí chính thức hoạt động tại miền Nam.
Liên doanh đầu tiên trong lĩnh vực dầu khí ở nước ta là Xí nghiệp liên
doanh Dầu khí Việt Xô (Vietsopetro), được thành lập ngày 19 tháng 11 năm
1981, có trụ sở tại Vũng Tàu. Trong đó Liên xô (cũ) và Việt mỗi bên một nửa trong tổng số vốn đầu tư 1,5 tỷ USD. Đại diện cho phía Việt Nam trong liên
doanh là Công ty Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) còn đại diện phía Liên xô (cñ) là Zarubezneft.
Vietsopetro được giao trách nhiệm hợp tác khai thác ba mỏ Rồng, Đại
Hùng và Bạch Hổ từ năm 1981 (theo tài liệu thì mỏ Bạch Hổ và Đại Hùng đã được một số công ty dưới thời Chính quyên miền Nam phát hiện từ năm 1974,
nhưng vì chiến tranh nên chưa tiến hành khai thác).
Vietsopetro khai thác tấn dâu thô đầu tiên ngày 26/6/1986. Đến năm 1992 đạt 10 triệu tấn. Các năm sau, mỗi năm có sản lượng khai thác bình quân 370- 400 nghìn thùng dầu/ngày (trên 10 triệu tấn/năm) và đến hết năm 2005 đã đạt tổng sản lượng khai thác 150 triệu tấn dầu thô. Hai mỏ Rồng và Đại Hùng có
tổng sản lượng thấp, chỉ chiếm 20%, còn 80% tổng sản lượng còn lại là của mỏ
Bạch Hổ.
Việc khai thác dầu mỏ đã đưa Việt Nam đứng vào hàng thứ tư ở Đông Nam
Á (sau Indonexia, Malaixia và Brunei) về sản lượng dầu thô khai thác. Năm
1986 lần đầu tiên Việt Nam đứng vào danh sách 44 quốc gia khai thác dầu khí
trên thế giới và từ đó đến nay nước ta vẫn là nước xuất khẩu dầu thô.
Vietsovpetro hiện đang đóng góp khoảng 80% lượng dầu thô xuất khẩu hàng năm từ Việt Nam. Hợp đồng liên doanh sẽ hết hạn vào 2010 và hai bên liên doanh (Việt Nam và Nga) đang có kế hoạch tiếp tục ký kết các hợp đồng liên doanh mới.
Đầu năm 1988, trên cơ sở Luật đầu tư nước ngoài được ban hành, đã có nhiều hợp đồng của các công ty nước ngoài (Pháp, Mỹ, v.v...) liên doanh với Petro Vietnam trong lĩnh vực dầu khí. Trong giai đoạn này, nhiều mỏ dầu khí mới như Lan Tây, Lan Đỏ, Rồng Bay, Rồng Đỏ, Rồng Vĩ Đại, Hải Cầu, Ruby, Hồng Ngọc, v.v... được phát hiện và thăm dò. Có những mỏ dầu đã xác định được công suất tới 10 nghìn thùng dầu thô/ngày.
Tháng 4 năm 1990 Tổng cục Dầu khí Việt Nam được sáp nhập vào Bộ Công nghiệp nặng. Tiếp theo, tháng 6 năm 1990 Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (Vietnam oil & Gas Corporation - PetroVietnam) được tổ chức lại trên cơ sở các
đơn vị cũ của Tổng cục Dầu khí Việt Nam chấm dứt sự tồn tại về mặt pháp lý. Tháng 5 năm 1992 Tổng công ty Dầu khí Việt Nam tách khỏi Bộ Công nghiệp nặng và trực thuộc Thủ tướng Chính phủ, trở thành Công ty dầu khí quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam).
Tháng 7/1993 Quốc Hội ban hành Luật Dầu khí và 6/2000 đã thay đổi một số điều của Luật này.
Tháng 5 năm 1995 PetroVietnam được Thủ tướng Chính phủ nước
CHXHCN Việt Nam quyết định là Tổng Công ty Nhà nước.
Theo Quyết định số 198/2006/QĐ-TTEg ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Vietnam Oil and Gas