Nhóm các sản phẩm khác

Một phần của tài liệu khảo sát đánh giá thực trạng về chuyển giao công nghệ và đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong ngành hoá chất và dầu khí phù hợp với điều kiện việt nam (Trang 28 - 30)

+ Sơn: toàn ngành có sản lượng ước trên 200 nghìn tấn/năm (theo Niên giám Thống kê năm 2007 đạt sản lượng 235 nghìn tấn), trong đó tất cả các cơ sở

sản xuất đều là các công ty cổ phần và đầu tư có vốn nước ngoài. Sản phẩm sơn

chủ yếu là sơn thông dụng với chủng loại rất phong phú. Một số cơ sở sản xuất đã được đầu tư công nghệ mới để sản xuất các loại sơn thân môi trường hơn (sơn

dung môi nước, sơn bột), sơn công nghiệp, sơn giao thông và sơn cho các mục

đích đặc biệt khác, nhất là sơn cao cấp dùng sơn ô tô, xe máy. Tại Công ty cổ phần Sơn tổng hợp Hà NộiHANSYNPAINTCO (công ty liên kết của VINACHEM) hiện tại giá trị SXCN và doanh thu của các loại sơn cao cấp chiếm trên 50% tổng giá trị trong khi sản lượng các loại sơn này chỉ chiếm khoảng 20% tổng sản lượng các loại sơn của Công ty. Công ty đang tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất để có đủ điều kiện gia công, sản xuất các chủng loại sơn cao cấp phục vụ yêu cầu trong nước.

+ Que hàn, dây hàn: Hiện toàn ngành có sản lượng ước 100 nghìn tấn/năm đối với que hàn và 20-30 nghìn tấn/năm đối với dây hàn, trong đó VINACHEM có 2 doanh nghiệp sản xuất que hàn điện với tổng sản lượng trên 15 nghìn tấn que hàn/năm và 10 nghìn tấn dây hàn/năm. Phần còn lại là thuộc các cơ sở sản xuất của ngành Đóng tàu, các liên doanh và các doanh nghiệp địa phương. Các

thép không gỉ, và các loại dây hàn do các cơ sở trong nước sản xuất có chất

lượng đạt tiêu chuẩn Nhật Bản (JIS) hoặc một số tiêu chuẩn quốc tế khác và hoàn

toàn tương đương với các sản phẩm cùng loại nhập khẩu.

Hiện tại, Công ty cổ phần Que hàn điện Việt Đức - VIWELCO (một doanh

nghiệp liên kết của VINACHEM) đã đầu tư 4 dây chuyền sản xuất dây hàn đáp

ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của loại sản phẩm này.

2. Thị trường các sản phẩm của CNHC

Nhìn chung, hiện tại Việt Nam vẫn là thị trường có quy mô nhỏ đối với nhiều loại sản phẩm hóa chất. Tuy nhiên do vẫn là nước nông nghiệp đang trong

quá trình công nghiệp hóa nên thị trường Việt Nam cũng có một số đặc điểm riêng, thuận lợi cho việc tiêu thụ các hóa chất phục vụ sản xuất nông nghiệp,

phục vụ sản xuất vật liệu thông dụng và đáp ứng sản phẩm tiêu dùng.

Theo quy hoạch phát triển Ngành hóa chất Việt Nam giai đoạn đến 2010 có tính đến thời điểm 2020 và dự báo của các chuyên gia, nhu cầu và tình hình thị

trường của một số sản phẩm hóa chất tại Việt Nam như sau:

- Về phân bón

Nhu cầu phân bón phục vụ nông nghiệp hàng năm là: urê 2,1-2,3 triệu tấn, DAP 600 nghìn tấn, NPK 2,3-3,0 triệu tấn, phân lân chế biến khoảng 1,5 triệu tấn, phân kali khoảng 600 nghìn tấn.

Nhu cầu có thể tăng lên song sẽ không thay đổi nhiều đến năm 2010.

Để thoả mãn nhu cầu, ngoài 100% lượng phân lân chế biến, 90% phân NPK do sản xuất trong nước cung cấp, hiện tại hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 70% lượng urê, 100% lượng DAP, 100% lượng kali và hàng trăm nghìn tấn phân NPK.

Bên cạnh nhập khẩu, công nghiệp phân bón của Việt Nam cũng thực hiện

xuất khẩu một lượng nhất định các sản phẩm phân bón, chủ yếu là các sản phẩm

PLNC và phân NPK, với kim ngạch xuất khẩu khoảng 20 triệu USD/năm. Thị trường xuất khẩu là Nhật Bản, Xingapo, Đài Loan, Myanma và một số nước khác

trong khu vực.

- Về thuốc BVTV

Theo đánh giá, Việt Nam có tỷ trọng thị trường thuốc BVTV chiếm khoảng 0,5% thị trường thế giới với khoảng 150 triệu USD vào năm 2005 và 175 triệu USD vào năm 2010 (theo Briish Agrochemicals Associafion). Tổng lượng tiêu thụ thuốc BVTV cả nước vào khoảng 80-100 nghìn tấn/năm (trong đó có khoảng 30 nghìn tấn nhập khẩu) và vẫn tiếp tục tăng. VINACHEM có công ty VIPESCO

chuyên sản xuất thuốc BVTV và trong những năm gần đây đã cung cấp ra thị trường 10-15 nghìn tấn/năm. Một số công ty sản xuất thuốc BVTV của Việt

Nam đã có sản phẩm xuất khẩu sang thị trường một số nước trong khu vực

(Campuchia, Lào, Trung Quốc...). Kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 20 triệu USD.

Một phần của tài liệu khảo sát đánh giá thực trạng về chuyển giao công nghệ và đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong ngành hoá chất và dầu khí phù hợp với điều kiện việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)