a) Thứ nhất, các tổ chức tín dụng, ngân hàng được thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán bao gồm:
- Ngân hàng thương mại nhà nước;
- Ngân hàng thương mại cổ phần;
-Ngân hàng liên doanh;
- Ngân hàng 100% vốn nước ngoài;
-Công ty tài chính;
-Công ty cho thuê tài chính.
•Ngân hàng nước ngoài được mở chi nhánh tại Việt Nam theo Luật Tổ chức tín dụng.
Nhưng các tổ chức tín dụng và các ngân hàng phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Có nhu cầu thực hiện bao thanh toán.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại thời điểm cuối từng tháng của ba tháng gần nhất dưới 5%; không vi phạm các quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Không thuộc đối tượng đang bị xem xét xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nhưng đã khắc phục được hành vi vi phạm.
Đối với hoạt động bao thanh toán xuất nhập khẩu: Ngoài các điều kiện trên, tổ chức tín dụng xin hoạt động bao thanh toán xuất nhập khẩu phải là tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
b) Thứ hai, các doanh nghiệp nào nên áp dụng bao thanh toán trong quá trình sản xuất kinh doanh? Các doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ bao thanh toán là các tổ chức kinh tế Việt Nam và nước ngoài cung ứng hàng hóa và được thụ hưởng các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa theo thỏa thuận giữa bên bán hàng và bên mua hàng tại hợp đồng mua, bán hàng, cụ thể:
- Các doanh nghiệp có nhu cầu vốn lưu động cao trong khi đó hạn mức tín dụng do các ngân hàng cung cấp lại hạn chế.
- Các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ khó tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại.
- Doanh nghiệp kinh doanh có tính chất thời vụ cần tiền mặt để dự trữ hàng hóa.
- Doanh nghiệp tập trung vào sản xuất phát triển hơn là theo dõi và thu nợ.
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu phát triển sản xuất nhưng khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.