Mức độ an toàn vốn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại các NHTM của Việt Nam.doc (Trang 35 - 36)

Sự lớn mạnh về quy mô vốn, tài sản và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn dần đáp ứng được tốc độ tăng trưởng của tài sản đã góp phần cải thiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) qua từng năm. Nếu xét về mức độ an toàn vốn, với sự gia tăng của vốn điều lệ, tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu (CAR) của đa số các NHTM đều trên mức tối thiểu 8% theo yêu cầu của Basel II. Hiện nay theo thông tư 13/2010/TT - NHNN, CAR được quy định cho các tổ chức tín dụng được nâng từ 8% lên 9%. Đây có thể được coi là mức điều chỉnh để tiến gần hơn đến mức mà các ngân hàng thế giới hiện nay đang áp dụng là 10 – 11% cho giai đoạn đến năm 2019 theo Basel III. Tuy nhiên mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn thấp nếu so với hệ thống ngân hàng trong khu vực. Nếu so sánh mức bình quân 13,1% của các ngân hàng khu vực châu Á Thái Bình Dương (gồm 52 ngân hàng thuộc 10 nước) với tỷ lệ 12,3% của các ngân hàng các nước châu Á mới nổi (14 ngân hàng của Thái Lan, Indonesia, Malaisia, Philipin) thì tỷ lệ của các ngân hàng Việt Nam hiện nay còn thấp hơn nhiều chỉ trên 9%.

Bảng 3: Tỷ lệ CAR một số ngân hàng

Đơn vị: %

VCB (Việt Nam) 9,2 8,9 8,11 -

Vietinbank (Việt Nam) 11,62 11,45 8,06 8,02

DBS (Singapore) 13,4 14,0 16,7 18,4

Bangkok (Thái Lan) 14,54 13,79 15,51 16,09

Madiri (Indonesia) 21,1 15,7 15,6 -

(Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM qua các năm)

Từ bảng trên, VCB và Vietinbank là 2 trong số những ngân hàng lớn của Việt Nam, nhưng tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cũng chỉ ở mức 8 – 9%, trong khi đó, một số ngân hàng lớn tại khu vực Đông Nam Á có tỷ lệ CAR cao hơn rất nhiều như ngân hàng DBS của Singapore đạt mức CAR là 18,4% năm 2010, hay của ngân hàng Bangkok Bank của Thái Lan là 16,04% năm 2010.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại các NHTM của Việt Nam.doc (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w