Nhóm giải pháp đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI E-BANKING TẠI VIỆT NAM.doc (Trang 97 - 98)

Một trong những rào cản tương đối lớn trong tiến trình hội nhập của các ngân hàng thương mại về lĩnh vực dịch vụ đó là ngôn ngữ (tiếng Anh). Tiếng Anh là ngôn ngữ chính của công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Tất cả các phần mềm và giao dịch thương mại điện tử đã có và sẽ phát triển sau này đều dùng tiếng Anh và nó sẽ gắn liền với mọi dịch vụ mà các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng trong tiến trình hội nhập. Trong khi đó, số lượng cán bộ biết tiếng Anh và một số ngôn ngữ chủ yếu khác (ở mức đủ để nghiên cứu và tự làm việc) trong các ngân hàng thương mại và kể cả ngân hàng nhà nước chỉ tập trung chủ yếu vào một bộ phận rất nhỏ chuyên công tác đối ngoại, còn lại hầu như phải nhờ đến "phiên dịch". Rõ ràng đây là một rào cản không phải nhỏ nếu các ngân hàng thương mại muốn mở rộng lĩnh vực nghiên cứu, mở rộng thị trường, hay thử nghiệm và ứng dụng các sản phẩm mới của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển vaò hoạt động của ngân hàng mình thì chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn, nhất là trong điều kiện các sản phẩm dịch vụ kết tinh ngày một nhiều hơn yếu tố của nền kinh tế trí thức.

Công nghệ thông tin tuy đã được các Ngân hàng chú trọng đầu tư nhưng so với nhu cầu hội nhập thì vẵn chưa đáp ứng được. Mặt khác, nhiều ngân hàng mong muốn mở rộng đầu tư nhưng lại bị hạn chế về nguồn vốn hoặc chưa đào tạo kịp thời những chuyên viên có trình độ sử dụng thành thạo công nghệ này. Điều này đòi hỏi các ngân hàng thương mại trong nước cần phải nỗ lực hơn nữa và phải có chiến lược đào tạo nhân lực cụ thể, phù hợp. Các ngân hàng nên tiến hành đào tạo đội ngũ nhân viên dưới nhiều hình thức để đạt hiệu quả. Có thể cử các nhân viên ưu tú ra nước ngoài dự các khoá đào tạo chuyên môn, học hỏi công nghệ mới để những nhân viên này trở thành những "hạt giống" về truyền lại kiến thức và kinh nghiệm có được cho các nhân viên trong nước. Đối với những kiến thức cơ bản hỗ trợ cho công việc như tiếng Anh hay kiến thức về Internet, các ngân hàng có thể mời các giáo viên nước ngoài hoặc các chuyên gia giỏi trong nước về đào tạo tại chỗ...Ngoài ra, ngân hàng cũng nên khuyến khích hình thức tự học qua tài liệu, phần mềm đào tạo vì hình thức này không đòi hỏi chi phí tốn kém mà lại hiệu quả.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI E-BANKING TẠI VIỆT NAM.doc (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w