Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam.doc (Trang 37 - 39)

Sở Giao Dịch I Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (Industrial and Commercial Bank of Việt Nam- Transaction Office No 1) được thành lập vào ngày 30/3/1995 theo QĐ 83/ NHCT – QĐ (CTHĐQT). Đây là đơn vị lớn nhất của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam có trụ sở đặt tại số 10 Lê Lai, Hoàn Kiếm, Hà Nội là đơn vị hạch toán phụ thuộc và là nơi thí điểm để cung cấp các dịch vụ mới của Ngân Hàng Công Thương.

Lịch sử phát triển của Sở Giao Dịch I- Ngân hàng Công Thương có thể được phân chia thành 3 giai đoạn chủ yếu sau:

Từ năm 1988 đến 1/4/1993

Sở Giao Dịch I có tên gọi là ngân hàng Công Thương Hà Nội. Trong giai đoạn này, cơ sở vật chất kĩ thuật của ngân hàng còn nghèo nàn, sản phẩm dịch vụ đơn điệu, kinh doanh đối ngoại chưa phát triển. Đội ngũ cán bộ được đào tạo trong cơ chế cũ, đông về số lượng nhưng lại yếu về chất lượng, nhất là kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường. Về qui mô, hoạt động của Sở còn rất khiêm tốn: Tổng nguồn vốn huy động tính đến ngày 31/9/1993 đạt 522 tỷ VNĐ, tổng dư nợ cho vay tính đến ngày 31/9/1993 đạt 323 tỷ VNĐ.

Từ 1/4/1993 đến 31/12/1998

Sở Giao Dịch I sát nhập với Ngân Hàng Công Thương Trung Ương có tên là Hội sở chính Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. Giai đoạn này, cơ sở vật chất kĩ thuật công nghệ của Hội sỏ được tăng cường, sản phẩm dịch vụ ngân hàng khá phong phú, ngoài cho vay ngắn, trung và dài hạn còn có nhiều loại cho mới ra đời như: Cho vay uỷ thác, cho vay thanh toán công nợ, đồng tài trợ...Kinh doanh đối ngoại đã phát triển mạnh. Đội ngũ cán bộ được đào tạo lại và thích ứng dần với hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường.

Từ 1/1/1999 đến nay

Hội sở được tách ra theo quyết định số 134/QĐ HĐQT-NHCT Việt Nam và mang tên Sở Giao Dịch I, hạch toán phụ thuộc. Trong giai đoạn này, hoạt động kinh doanh của Sở Giao Dịch I phát triển mạnh trên tất cả các mặt nghiệp vụ. Sở đã áp dụng giao dịch tức thời trên máy tính tại tất cả các điểm huy động vốn, mở rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển các dịch vụ mới.

2.1.1.2.Vị trí, nghĩa vụ và quyền hạn của Sở Giao Dịch I- NHCT trong hệ thống Ngân Hàng Công Thương Việt Nam

2.1.1.2.1. Vị trí của Sở Giao Dịch I-NHCT Việt Nam

Trong những năm qua, Sở Giao Dịch I- NHCT có vị trí quan trọng trong hệ thống Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản luôn đứng đầu hệ thống Ngân Hàng Công Thương, trong đó nguồn vốn luôn chiếm khoảng 20%, dư nợ và đầu tư đứng một trong hai vị trí đầu trong hệ thống Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. Lợi nhuận hạch toán nội bộ luôn cao nhất, chiếm gần 50% trong toàn hệ thống.

Sở luôn được chọn làm nơi thí điểm cho sản phẩm dịch vụ của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, là đầu mối cho các chi nhánh trên địa bàn để triển khai các chương trình hợp tác của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam với các đối tác và bạn hàng.

2.1.1.2.2. Nghĩa vụ và quyền hạn của Sở Giao Dịch I- NHCT

Nghĩa vụ:

- Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn lực của Ngân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam.doc (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w