Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam.doc (Trang 97 - 103)

Hoạt động của thông tin tín dụng của NHNN Việt Nam thời gian qua đã phần nào hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động tín dụng trên phạm vi cả nước, góp phần ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng pháp sinh. Tuy nhiên, hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng CIC của nước ta đang trong giai đoạn sơ khai, chất lượng thông tin còn hạn chế, thông tin không mang tính nhanh nhạy, kịp thời, chính xác; nội dung thông tin còn nghèo nàn thiên về tính liệt kê, báo cáo, chưa có tính phân tích, dự báo, cảnh cáo, ngăn ngừa; mạng lưới cung cấp thông tin còn yếu (chủ yếu là các Ngân hàng thương mại thông qua mẫu biểu báo cáo) thông tin còn mang tính che giấu, trên thực tế, có rất nhiều ngân hàng thương mại không nắm bắt hoặc cố tình che giấu nợ xấu và nợ có vấn đề của mình. Với hệ thống thông tin riêng của ngành đảm bảo được sự bảo mật tối đa về thông tin nhưng lại gặp khó khăn trong việc cung cấp và chia sẻ thông tin nên thông tin tín dụng còn thiếu tính đa chiều do nguồn cung cấp thông tin yếu, không đa dạng. Sau đây là một số đề xuất nhằm tăng cường hoạt động và nâng cao chất lượng hệ thống thông tin tín dụng tại Việt Nam:

Về công tác quản trị thông tin tín dụng của NHNN

NHNN cần củng cố đổi mới và phát triển hệ thống thông tin tín dụng rộng khắp; kiện toàn tổ chức hoạt động TTTD, xây dựng đội ngũ chuyên gia xử lý, phân tích kinh tế chuyên sâu, có trình độ, trách nhiệm đảm bảo chất lượng thông tin được xử lý, cung cấp kịp thời, chính xác, có chiều sâu để thông tin thực sự mang tính dự báo, cảnh báo, ngăn ngừa rủi ro và kích thích thị trường tín dụng phát triển.

NHNN cần xây dựng hành lang pháp lý cụ thể về bảo mật, cung cấp, khai thác, xử lý thông tin; nới lỏng nguồn cung cấp thông tin tín dụng và đối tượng được khai thác thông tin tín dụng.

Bên cạnh đó NHNN cần xây dựng điều khoản bắt buộc trong Quy chế cho vay của các Tổ chức tín dụng: Khi xem xét cấp tín dụng đối với khách hàng đặc biệt là các khách hàng doanh nghiệp lớn hoặc các khoản vay đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn Nhà nước. Coi báo cáo thông tin từ trung tâm tín dụng như một căn cứ bắt buộc trong quá trình thẩm định cho vay.

Về hoạt động của Công ty xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam

Trung tâm Thông tin tín dụng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Credit Information Center - viết tắt là CIC) là đơn vị sự nghiệp thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 68/1999/QĐ-NHNN9 ngày 27/02/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

CIC có chức năng thu thập và cung cấp, dịch vụ thông tin tín dụng cho Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, tổ chức cá nhân khác nhằm góp phần bảo đảm an toàn cho hoạt động Ngân hàng, phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng và phát triển kinh tế xã hội.

NHNN nên có những qui định cụ thể về Luật điều chỉnh hoạt động cũng như mô hình tổ chức và việc quản lý Nhà nước đối với Công ty xếp hạng tín nhiệm Việt Nam đồng thời cho phép thành lập các công ty xếp hạng tín nhiệm nói chung để cung cấp các dịch vụ xếp hạng doanh nghiệp trên thị trường, cụ thể

như sau:

•Về luật điều chỉnh: Vì hoạt động của các công ty xếp hạng tín nhiệm có liên quan đến doanh nghiệp, kế toán, kiểm toán... nên để luật điều chỉnh là Luật doanh nghiệp và những quy định liên quan đến kế toán, kiểm toán, tín dụng...

•Về cơ quan quản lý: Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan quản lý nhằm nâng cao tính pháp lý, tạo tâm lý tin tưởng cho các thành phần tham gia thị trường, nhất là đối với các nhà đầu tư. Cũng như kinh nghiệm một số nước nêu trên, cơ quan quản lý của họ đều là các cơ quan quản lý hoạt động của thị trường chứng khoán.

•Nên có quy định bắt buộc về thành lập công ty xếp hạng tín nhiệm để đảm bảo môi trường đầu tư an toàn, lành mạnh cho thị trường trái phiếu Việt Nam nói riêng, thị trường chứng khoán nói chung. Và để các công ty xếp hạng tín nhiệm hoạt động được đảm bảo về mặt pháp lý, cần phải cấp giấy phép cho các công ty này.

•Có quy định về mức vốn và số cổ đông tối thiểu (15 hoặc 20 cổ đông) và với cơ cấu nên bao gồm các tổ chức tài chính, ngân hàng, công ty... nhưng không có cổ đông nào sở hữu quá 10% cổ phần chi phối hoạt động của công ty. Về phía cổ đông Nhà nước, trong giai đoạn đầu có thể góp trên 10% cổ phần để nắm quyền quản lý một cách tốt hơn. Và có thể cho phép các tổ chức xếp hạng nước ngoài làm cổ đông của các công ty xếp hạng trong nước nhưng không được cung cấp dịch vụ trên thị trường.

Kết luận: Dựa trên những định hướng trong hoạt động tín dụng của Sở Giao Dịch I-NHCT Việt Nam, chương 3 của chuyên đề đã đề xuất một số giải pháp có tính khả thi để hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng qua đó nâng cao chất lượng tín dụng tại Sở. Bên cạnh đó, chương 3cũng đã đưa ra một số kiến nghị đối với NHCT và NHNN về việc quản trị thông tin tín dụng một cách hiệu quả tạo cơ sở cho công tác chấm điểm xếp hạng.

KẾT LUẬN

Vấn đề cấp bách nhất hiện nay trong quản trị điều hành của các NHTM trong đó có Ngân hàng Công thương Việt Nam là làm sao để đảm bảo an toàn tín dụng, cải thiện tình hình tài chính và nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới, đặt ra nhiều thách thức đối với hệ thống tài chính của Việt Nam.

Bắt đầu từ năm 2008, Ngân hàng Nhà nước qui định bắt buộc đối với tất cả các Ngân hàng thương mại quốc doanh và ngoài quốc doanh phải xây dựng và triển khai có hiệu quả mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp làm cơ sở để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của các Ngân hàng.

Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là một phương pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả mà các ngân hàng thương mại Việt Nam đang tiến hành xây dựng. Điều này có nghĩa là phát triển và hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam là một tất yếu cho quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của các Ngân hàng.

Trên cơ sở nghiên cứu cơ bản về công tác chấm điểm tín dụng và ứng dụng của chấm điểm tín dụng trong xếp hạng tín nhiệm khách hàng cùng với thực trạng công tác chấm điểm tín dụng của SGD I- NHCT VN, chuyên đề đã kiến nghị một số giải pháp sát thực và khả thi nhằm hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín nhiệm khách hàng.

Do thời gian nghiên cứu và trình độ chuyên môn còn hạn chế, mặt khác công tác chấm điểm tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam còn nhiều vấn đề gây tranh cãi, chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô, các cán bộ nhân viên ngân hàng và các bạn để chuyên đề có ý nghĩa thiết thực hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Ngân hàng thương mại, PGS.TS. Phan Thị Thu Hà. 2. Giáo trình Tài chính Doanh Nghiệp, GS.TS. Lưu Thị Hương. 3. Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính, Frederic S. Mishkin. 4. Sổ tay tín dụng Ngân hàng Công thương Việt Nam

5. Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, PTS. Nguyễn Văn Tiến (1999), Nxb Thống kê, Hà Nội.

6. Xếp hạng tín nhiệm, nguyên lý và thực tiễn, Nguyễn Công Nghiệp – Lê Tiến Phúc.

7. Phân tích quản trị tài chính, Nguyễn Tấn Bình, Nxb Thống kê, Hà Nội. 8. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng.

9. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 và báo cáo tổng kết 2006 của SGD I- NHCT VN. 10. Các trang web: http://vietbao.vn http:// www.sbv.gov.vn http://vneconomy.vn http:// www.icb.com.vn

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2008

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2008

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam.doc (Trang 97 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w