2006 Số tiền Tốc độ

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Bình Minh.doc (Trang 36 - 37)

hạn luôn cao hơn doanh số cho vay trung và dài hạn.

4.2.1.3. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế.

Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh

Cùng với sự đa dạng các ngành nghề trong nền kinh tế dẫn đến nhu cầu về vốn để phát triển, mở rộng sản xuất cũng tăng theo. Do vậy, doanh số cho vay theo ngành kinh tế tăng qua 3 năm 2004-2006. Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay năm 2005 có sự tăng giảm giữa các ngành kinh tế trong Tỉnh. Do chủ trương chuyển đổi kinh tế của Tỉnh giảm tỷ trọng đối với ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng đối với ngành thương mại-dịch vụ, công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, do vậy cơ cấu vốn tín dụng đầu tư cho các ngành kinh tế cũng thay đổi, được tập trung vào các ngành chính, mũi nhọn phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa. Năm 2005, chi nhánh tăng cho vay ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại- dịch vụ và ngành khác, giảm doanh số cho vay ngành nông nghiệp. Cụ thể, năm 2005 doanh số cho vay ngành thương mại - dịch vụ tăng 7,5%, ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng 1,7%, ngành khác tăng 0,9%, riêng doanh số cho vay ngành nông nghiệp giảm 4,2%.

Chỉ tiêu

Năm 2005 so với 2004Chênh lệch 2006 so với 2005Chênh lệch

2004 2005 2006 Số tiền Tốc độ Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) 1. Nông nghiệp 16.911 16.200 24.170 -711 -4,2 7.970 49,2 2. Thương mại – Dịch vụ 22.548 24.230 30.500 1.682 7,5 6.270 25,9 3. Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp 2.359 2.400 5.700 41 1,7 3.300 137,5 4.Ngành khác 14.552 14.690 20.122 138 0,9 5.432 37 Tổng cộng 56.370 57.520 80.492 1.150 2 22.972 39,9

Tuy nhiên sang năm 2006, cùng với sự tăng trưởng doanh số cho vay của các ngành kinh tế trong Tỉnh, doanh số cho vay ngành nông nghiệp tăng trở lại đạt 49,2% là do có sự biến động về thời tiết chuyển đổi về mùa vụ, cây trồng và vật nuôi…Làm cho thu nhập của người dân đối với ngành này tăng cao, vì vậy mà nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất cũng tăng theo. Hơn nữa, đa số người dân sống ở nông thôn và thu nhập chính của họ chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Do đó, tỷ trọng đầu tư tín dụng của ngành này cao là điều hợp lý. Đây là lĩnh vực kinh tế đòi hỏi nhu cầu đầu tư không lớn, lại có thể tạo ra tích lũy ban đầu cho công cuộc phát triển kinh tế của Tỉnh. Tuy nhiên, về lâu dài, Ngân hàng cần có định hướng đúng đắn cho việc tăng mức đầu tư tín dụng đối với các ngành công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến cũng như các ngành thương mại dịch vụ khác.

4.2.2. Doanh số thu nợ.

Bên cạnh việc cho vay thì công tác thu hồi nợ được Ngân hàng quan tâm rất nhiều, làm sao để thu hồi nợ đúng hạn và đầy đủ vừa đảm bảo vốn hiện có vừa tăng số vòng vay của đồng vốn mà vẫn đem lại hiệu quả cho Ngân hàng. Doanh số thu nợ cao hay thấp còn tùy thuộc vào năng lực của cán bộ tín dụng trong việc đánh giá lựa chọn khách hàng, thời hạn cho vay, doanh số cho vay, tình hình sản xuất kinh doanh cũng như thiện chí trả nợ của khách hàng.

4.2.2.1. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINHTẾ

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005 so với 2004Chênh lệch 2006 so với 2005Chênh lệch

2004 2005 2006 Số tiền Tốc độ tăng (%) (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) 1. DNTN và công ty TNHH 7.060 8.255 12.547 1.195 16,9 4.292 52 2. Cá thể, hộ gia đình 27.402 39.206 49.292 11.804 43,1 10.086 25,7 Tổng cộng 34.462 47.461 61.839 12.999 37,7 14.378 30,3

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Bình Minh.doc (Trang 36 - 37)