Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Bình Minh.doc (Trang 45 - 47)

- Ngành khác: Dư nợ của ngành tăng, giảm qua các năm, năm 2005 dư nợ giảm 407 triệu đồng tức giảm 3% so với năm 2004, Sang năm 2006 tăng 1

4.2.4.2. Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Bảng 13: NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2005 so với 2004 Chênh lệch 2006 so với 2005 2004 2005 2006 Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) 1. DNTN và công ty TNHH 0 0 120 0 - 120 - 2. Cá thể, hộ gia đình 113 326 560 213 188,5 234 71,8 Tổng cộng 113 326 680 213 188,5 354 108,6

Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh

Qua bảng số liệu ta thấy nợ quá hạn của chi nhánh tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2005 nợ quá hạn là 326 triệu đồng tăng 213 triệu đồng tức tăng gần 189% so với năm 2004. Sang năm 2006 nợ quá hạn là 680 triệu đồng tăng 354 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 109%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng nợ quá hạn là do chi nhánh mới thành lập năm 2003, một số khách hàng gặp khó khăn trong quá trình sản xuất không trả được nợ nên gia hạn nợ, sang những năm sau do những món vay đó đã hết thời hạn gia hạn nợ nên chuyển sang nợ quá hạn. Do vậy, nợ quá hạn trong 3 năm vừa qua tăng lên.

- Đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn: Như đã nêu ở phần trước trong những năm qua đối tượng này sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, có lợi nhuận nên việc trả nợ cho Ngân hàng được tốt, do đó không có nợ quá hạn trong 2 năm 2004, 2005. Hơn nữa, đây là tổ chức kinh tế nên họ rất coi trọng uy tín, mối quan hệ giữa đối tượng này và Ngân hàng không phải là một ngày một buổi mà là lâu dài nên thực hiện tốt việc trả nợ sẽ thuận lợi cho các tổ chức kinh tế mở rộng kinh doanh, phát triển sản xuất của đơn vị mình trong tương lai. Năm 2006, nợ quá hạn của đối tượng này là 120 triệu đồng do kinh tế có một số biến động như xăng dầu tăng giá ảnh hưởng đến vận tải, bưu điện, viễn thông; sự biến động giá của một số mặt hàng theo mùa vụ như vật liệu xây dựng, phân bón thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc…do bị tác động giá thép tăng trên thị trường thế giới. Một số doanh nghiệp tài chính yếu kém, chưa nắm bắt thông tin thị trường dẫn đến việc làm ăn thua lỗ sinh ra nợ quá hạn.

Đối với cá thể và hộ gia đình: Qua bảng số liệu ta thấy hầu như nợ quá hạn của chi nhánh trong những năm qua tập trung vào đối tượng này. Năm 2005 nợ quá hạn của cá thể hộ gia đình tăng gần 189% so với năm 2004. Đến năm 2006 tốc độ tăng nợ quá hạn khoảng 72% so với năm 2005. Do doanh số cho vay của đối tượng này trong những năm qua chiếm tỷ trọng cao trên doanh số cho vay của chi nhánh, số tiền vay của mỗi cá thể hoặc hộ gia đình thường không lớn do vậy cán bộ tín dụng phải quản lý với số lượng khách hàng lớn, không thể kiểm soát nổi việc sử dụng vốn của đối tượng này dẫn đến một số khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích. Hơn nữa, vốn tự có của đối tượng này không cao do vậy mà số tiền vay Ngân hàng hầu như là đầu tư hết vào việc sản xuất, không có nguồn thu nhập phụ nếu như thời tiết thay đổi gây mất mùa hay gia đình có người không mai bệnh tật, tai nạn… thì họ sẽ không có tiền để trả Ngân hàng do vậy mà nợ quá hạn của đối tượng này cao.

Nhìn chung, ba năm qua, Ngân hàng có sự phân công trách nhiệm cho từng cán bộ tín dụng đối với khách hàng mình quản lý, đảm bảo kiểm tra chéo, tự kiểm tra. Cán bộ tín dụng đi sát doanh nghiệp, nhất là sau đầu tư để thu nợ, phát hiện kịp thời những dấu hiệu không bình thường để xử lý. Đảm bảo kiểm tra các nghiệp vay vốn, doanh nghiệp có khó khăn khách quan không trả được nợ, kịp thời trình

ưu tiên thu nợ gốc…Do vậy, quy mô tín dụng được mở rộng nhanh, chất lượng tín dụng nâng lên rõ rệt, tỷ lệ nợ quá hạn thấp.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Bình Minh.doc (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w