Dư nợ theo ngành kinh tế.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Bình Minh.doc (Trang 43 - 45)

20042005 2006 Số tiền Tốc độ tăng (%)

4.2.3.3.Dư nợ theo ngành kinh tế.

Dư nợ theo ngành kinh tế của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh tăng qua các năm thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 12: DƯ NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005 so với 2004Chênh lệch 2006 so với 2005Chênh lệch

2004 2005 2006 Số tiền Tốc độ Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) 1. NN 21.332 22.230 28.213 898 4,2 5.983 26,9 2. TM-DV 15.999 24.500 32.760 8.501 53,1 8.260 33,7 3. CN-TTCN 2.666 3.734 7.059 1.068 40,1 3.325 89 4. Ngành khác 13.332 12.925 14.010 -407 -3,1 1.085 8,4 Tổng cộng 53.329 63.389 82.042 10.060 18,9 18.653 29,4

Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh

* Chú thích:

- NN: Nông nghiệp.

- TM-DV: Thương mại và dịch vụ.

- CN-TTCN: Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, dư nợ các ngành nông nghiệp, thương mại dịch vụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đều tăng lên qua 3 năm. Do ngân hàng đã

chú trọng đầu tư vào phát triển các ngành chủ lực như ngành nông nghiệp, công nghiệp và chế biến, dịch vụ… bên cạnh đó Ngân hàng cũng bám sát tình hình sản xuất thực tế tại địa phương để kịp đưa đồng vốn của mình đầu tư vào những ngành, lĩnh vực có hiệu quả kinh tế xã hội cao, góp phần vào mục tiêu chung cho sự phát triển kinh tế của Huyện nhà.

- Đối với ngành nông nghiệp: Năm 2005 dư nợ đạt 22.230 triệu đồng tăng 898 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng 4,2% so với năm 2004. Sang năm 2006 con số này là 28.213 triệu đồng tăng 5.983 triệu đồng tức tăng gần 27%. Nguyên nhân là do doanh số cho vay của đối tượng này chiếm tỷ trọng cao, mặt khác trong những năm qua chịu ảnh hưởng bởi thời tiết hạn hán, dịch cúm gia cầm, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa…làm cho hoạt động sản xuất của một số hộ dân không hiệu quả nên Ngân hàng đã cho họ gia hạn nợ làm cho dư nợ của ngành này tăng lên.

- Ngành thương mại - dịch vụ: Dư nợ đối với ngành thương mại và dịch vụ trong 3 năm 2004-2006 không ngừng tăng trưởng, tốc độ tăng dư nợ năm 2005 so với năm 2004 đạt 53% và năm 2006 so với 2005 là 34%. Nguyên nhân tăng do chính sách của huyện khuyến khích các loại hình du lịch sông nước, miệt vườn….bên cạnh đó các loại hình dịch vụ như ăn uống, nhà nghỉ cũng không ngừng phát triển dọc theo quốc lộ 1A và hương lộ góp phần phát triển kinh tế huyện. Do vậy mà Ngân hàng tăng cường cho vay đối với đối tượng này, tạo điều kiện cho họ có thể tiếp cận được nguồn vốn để mở rộng sản xuất làm cho dư nợ của ngành này tăng cao.

- Ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp: Nằm trong danh sách những ngành nghề khuyến khích của Tỉnh, ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong những năm qua có hướng khởi sắc, chủ yếu là các ngành nghề truyền thống như công nghiệp chế biến, vật liệu xây dựng, dệt, đan và gốm sứ… Mặc dù chiếm tỷ trọng thấp nhất trên tổng dư nợ so với các ngành khác nhưng tốc độ tăng trưởng dư nợ của ngành này lại cao nhất. Tốc độ tăng dư nợ trung bình trong 2 năm 2005 và 2006 khoảng 65%. Điều này cho thấy triển vọng phát triển của ngành này trong tương lai rất lớn đồng thời cũng cho thấy việc đầu tư vốn của Ngân hàng đúng và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Bình Minh.doc (Trang 43 - 45)