tỉnh Bình Định giai đoạn (2008-2010).
Bảng 2.2 : kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng BIDV-chi nhánh
tỉnh Bình Định giai đọan 2008-2010 Đơn vị tính : triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2009/2010 2008 2009 2010 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Doanh thu 34.591 39.780 64.418 5.198 15% 28.638 72% Chi phí 21.048 23.153 42.916 2.105 10% 19.763 85% LNTT 13.543 16.627 25.502 3.084 23% 8.875 53% Thuế 3.792 4.656 7.149 864 23% 2.493 54% LNR 9.751 11.971 18.353 2.220 23% 6.382 53%
(Nguồn :Phòng Kế Toán- Ngân Hàng BIDV-chi nhánh Bình Định )
Qua bảng số liệu ( 2.2) về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh cho ta
nhận xét: doanh thu của chi nhánh không ngừng gia tăng qua các năm. Cụ thể năm 2008, doanh thu đạt 34.591 triệu đồng. Năm 2009 doanh thu đạt 39.780 triệu đồng .tăng 5.198 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng 15% . Đặc biệt , trong năm 2010 doanh thu của chi nhánh tăng đột biến và đạt mức 680418 triệu đồng , hơn doanh thu năm 2009 là 28.638 triệu đồng, tăng 72% so với năm trước.
Tổng chi phí hoạt động của chi nhánh đều tăng qua các năm. Năm 2008 chi phí của Ngân Hàng BIDV-Chi Nhánh Bình Định là 21.048 triệu đồng. Năm 2009 lợi nhuận đạt là 11.971 triệu đồng, tăng 2.220 triệu đồng so với năm 2008, tương đương với 23%. Năm 2010 lợi nhuận đạt 18.353 triệu đồng, tăng 6382 triệu đồng so với năm 2009, tương đương 53%.
Qua 3 năm hoạt động, ta thấy tình hình huy động của Ngân Hàng có bước phát triển, năm 2010 tuy chi phí gia tăng với tốc độ khá nhanh (85%) tuy nhiên tốc độ gia tăng của doanh thu cũng rất cao (72%), do đó đã kéo theo lợi nhuận của chi nhánh gia tăng khá cao (53%) . Để đạt được kết quả khả quan như trên là do :
Ngay từ đầu năm 2009, BIDV Bình Định đã cam kết dành 1.000 tỉ đồng để tài trợ cho các DN hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh, đồng thời nâng tỉ lệ cho vay lên 75% trong tổng đầu tư dự án, với lãi suất cho vay ưu đãi. Kết quả, từ hơn 10 DN, đến nay, số DN chế biến gỗ có quan hệ tín dụng với BIDV Bình Định đã lên 28 DN; dư nợ cho vay từ 260 tỉ đồng tăng lên 600 tỉ đồng.
Khi Nhà máy Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh tiến hành cổ phần hóa, BIDV Bình Định quyết định bố trí 35 tỉ đồng cho cán bộ, công nhân viên của nhà máy vay với lãi suất thấp để mua cổ phiếu. Đồng thời, Chi nhánh còn cho Nhà máy vay khoảng 50 tỉ đồng xây dựng hồ C và đường tránh. Hồ chứa nước Định Bình cũng là công trình mang dấu ấn tín dụng của BIDV Bình Định. Đến nay, Chi nhánh đã giải ngân 91 tỉ đồng cho các DN thi công công trình vay. Số tín dụng này đã góp phần đảm bảo tiến độ thi công công trình này.
Với công trình cầu đường QN-NH, do tình hình biến động của giá vật tư xăng dầu, sắt thép… tổng vốn của dự án ban đầu là 332 tỉ đồng đã vọt lên 437 tỉ đồng, điều này khiến các nhà thầu lâm vào tình trạng hụt vốn, thậm chí là đối diện với nguy cơ... đứt bóng. Trong bối cảnh đó, thực hiện sự chỉ đạo của BIDV, Chi nhánh đã đứng ra cung ứng vốn cho các nhà thầu công trình: Công ty Quản lý thủy bộ; Công ty 508… Và 130 tỉ đồng đã được giải ngân. Số tín dụng này tuy không giải quyết hết khó khăn nhưng đã thật sự giúp nhiều DN trụ lại được, hồi sức để đảm bảo tiến độ thi công
Chi nhánh đặt ra những kế hoạch kinh doanh đúng đắn cộng với sự nỗ lực tập thể nhân viên trong Ngân Hàng. Tuy nhiên trong thời gian tới với tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt khắc nghiệt của các Ngân hàng nước ngoài cộng với các Ngân Hàng trong nước đang cải thiện và không ngừng nâng cấp về qui mô chất lượng. Ngân Hàng BIDV nói chung và Ngân Hàng BIDV –chi nhánh Bình Định nói riêng. Cần phải cố gắng hơn nữa trong các hoạt động kinh doanh của mình , đặc biệt là các mặt hoạt động thế mạnh của BIDV để lợi nhuận luôn có sự gia tăng không ngừng.