Phân tích hồi quy tương quan để xác định mức độ ảnh hưởng của các thành phần cấu thành nên chất lượng dịch vụ.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Navibank - chi nhánh Huế (2).doc (Trang 36 - 42)

thành phần cấu thành nên chất lượng dịch vụ.

Theo giả thuyết của nghiên cứu là có mối quan hệ giữa khái niệm các thành phần của chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng. Vấn đề đặt ra trong nghiên cứu này là có mối quan hệ tuyến tính cùng chiều giữa các thành phần chất lượng dịch vụ với sự thỏa mãn của khách hàng? Mức độ quan hệ như thế nào? Như vậy mô hình tuyến tính bội được sử dụng để phân tích và giải thích vấn đề.

Ta tiến hành phân tích hồi quy để xác định cụ thể trọng số của từng yếu tố tác động đến mức độ thỏa mãn của khách hàng. Phân tích hồi quy sẽ được thực hiện giữa 7 biến độc lập bao gồm: độ tin cây (F1), năng lực phục vụ (F2), mức độ đáp ứng (F3), thái độ nhân viên(F4), giá (F5) và mức độ đồng cảm (F6), phương tiện hữu hình(F7) với một biến phụ thuộc sự thỏa mãn của khách hàng (SATIS). Giá trị của các yếu tố được dùng để chạy hồi quy là giá trị trung bình của các biến quan sát đã được kiểm định. Phân tích hồi quy được thực hiện bằng phương pháp hồi quy tổng thể các biến (phương pháp enter) với phần mềm SPSS 16.0.

Với giả thiết ban đầu cho mô hình lý thuyết, ta có phương trình hồi quy tuyến tính như sau::

SATIS = β0 + β1 * F1 + β2 * F2 + β3 * F3 + β4* F4 + β5*F5 + β6*F6 + β7*F7 + ε

Các biến được đưa vào cùng một lúc để chọn lọc dựa trên tiêu chí chọn những biến có mức ý nghĩa < 0.05. Với các biến có mức ý nghĩa > 0.05 lần lượt được loại ra khỏi mô hình (tham khảo phụ lục 2). Kết quả phân tích hồi quy như sau:

Bảng 2.9. Mô hình tóm tắt sử dụng phương pháp Enter

Mô hình R R2 R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng 1 .501a .251 .235 .620 a. Dự báo: (Hằng số), F7, F1, F6 b. Biến phụ thuộc: mức độ thỏa mãn

Bảng 2.10: Kết quả hồi quy từng phần

Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Mức ý nghĩa Thống kê đa cộng tuyến B Độ lệch chuẩn Beta Hệ số Tolera nce Nhân tử phóng đại phương sai VIF (hằng số) .947 .384 2.468 .015 F1 .269 .083 .245 3.254 .001 .947 1.056 F6 .275 .088 .247 3.117 .002 .854 1.171 F7 .245 .085 .226 2.895 .004 .882 1.134

a. biến phụ thuộc: mức độ thỏa mãn

Nhìn vào bảng trên ta thấy có 3 biến đạt mức ý nghĩa 0.05 (có mức ý nghĩa <0.05) đó là các biến Độ tin cậy (F1), Mức độ đồng cảm (F6) và Phương tiện hữu hình (F7). Với hệ số R2 hiệu chỉnh bằng 0.235 có nghĩa là có khoảng 23.5% phương sai của sự thỏa mãn được giải thích bởi 3 biến độc lập: Độ tin cậy, Mức độ đồng cảm và Phương tiện hữu hình. Trong các biến trên không có hiện tượng đa cộng tuyến (do tất cả các giá trị VIF của các biến đều nhỏ hơn 10). Phương trình

hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa mức độ thỏa mãn của khách hàng gửi tiền tiết kiệm với các yếu tố: Độ tin cậy, Mức độ đồng cảm, Phương tiện hữu hình được thể hiện qua đẳng thức sau :

Sự thỏa mãn = 0.947 + 0.269 * độ tin cậy + 0.275* mức độ đồng cảm + 0.245 * Phương tiện hữu hình.

Kết quả hồi quy cho thấy chỉ có 3 trong 7 yếu tố của mô hình có ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn của khách hàng đối với các yếu tố của chất lượng dịch vụ gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng NAVIBANK – chi nhánh Huế đó là các yếu tố: Độ tin cậy, Mức độ đồng cảm, Phương tiện hữu hình. Trong đó thành phần có ý nghĩa quan trọng nhất đối với mức độ thỏa mãn của khách hàng đó là yếu tố Mức độ đồng cảm (có hệ số lớn nhất), kế đến là Độ tin cậy và cuối cùng là Phương tiện hữu hình.

2.6.2. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

2.6.2.1.Kiểm định giá trị trung bình đối với các thành phần của chất lượng dịch vụ tiết kiệm tại ngân hàng Navibank – Chi nhánh Huế.

Hình 2.11. Giá trị trung bình của các thành phần chất lượng dịch vụ Số quan sát Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị Trung bình Độ lệch chuẩn F1 144 1.75 5.00 3.4132 0.64391 F2 144 1.50 5.00 3.4236 0.75799 F3 144 2.00 5.00 3.4074 0.65187 F4 144 1.00 5.00 3.6042 0.74532

F5 144 1.00 5.00 3.5069 0.69962

F6 144 2.00 5.00 3.5949 0.63706

F7 144 1.50 4.50 2.7188 0.65237

(Nguồn: Xử lý SPSS)

Dựa vào bảng trên ta thấy giá trị trung bình của các thành phần của chất lượng dịch vụ tiền ởi tiết kiệm tại ngân hàng Navibank không quá chênh lệch và dao động từ 3.4 đến 3.6, ngoại trừ thành phần Phương tiện hữu hình(F7). Trong 7 thành phần của chất lượng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Navibank – Chi nhánh Huế thì thành phần được khách hàng đánh giá cao nhất là Thái độ của nhân viên, với giá trị trung bình là 3.6042, theo sau đó là thành phần Mức độ đồng cảm, tiếp đến là thành phần Giá (F2), Độ tin cậy(F1), Mức độ đáp ứng (F3) và thành phần được khách hàng đánh giá thấp nhất là Phương tiện hữu hình với giá trị trung bình bằng 2.7188.

Nhìn vào cột giá trị nhỏ nhất ta thấy thành phần Thái độ nhân viên (F4) và Giá (F5) có giá trị bằng 1, tương ứng với mức độ rất không đồng ý đối với các phát biểu tích cực về các yếu tố thuộc hai thành phần này. Có giá trị nhỏ nhất là 1.50 thuộc về thành phần Năng lực phục vụ (F2) và Phương tiện hữu hình (F7). Tiếp đến là thành phần Độ tin cậy (F1), giá trị nhỏ nhất bằng 1.7 và cao nhất là thành phần Mức độ đồng cảm (F6).

Nhìn cào cột giá trị lớn nhất ta thấy trong 7 thành phần của chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Navibank thì có đến 6 nhân tố có giá trị lớn nhất là 5 và chỉ có thành phần phương tiện hữu hình (F7) là có giá trị bằng 4.5.

Từ phân tích trên có thể đánh giá một cách tổng quan rằng khách hàng đánh giá khá cao về chất lượng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Navibank – Chi

nhánh Huế. Tuy nhiên vẫn có một vài giá trị cá biệt chẳng hạn như giá trị nhỏ nhất rất thấp, có đến hai thành phần có giá trị nhỏ nhất bằng 1- tương ứng với mức độ rất không đồng ý với các phát biểu tích cực về các yếu tố của hai thành phần này. Một vấn đề khác đó là giá trị trung bình vẫn chưa thực sự cao, theo đánh giá của 144 khách hàng thì chỉ đạt trên mức trung bình, thậm chí có một thành phần còn chưa đạt mức trung bình.

Để khẳng định một cách chắc chắn hơn đánh giá của khách hàng trên tổng thể về chất lượng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Navibank – Chi nhánh Huế nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm định giá trị trung bình One Sample T – est với giá trị kiểm định bằng 4 cho 6 thành phần từ F1 cho đến F6 và giá trị kiểm định bằng 3 cho thành phần F7 – Phương tiện hữu hình. Giả thuyết nghiên cứu như sau:

H0 : Giá trị trung bình của thành phần Fi của chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Navibank – Chi nhánh Huế = 4.

H1 : Giá trị trung bình của thành phần Fi của chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Navibank – Chi nhánh Huế ≠ 4.

Với độ tin cậy của kiểm định là 95%, các thành phần của chất lượng dịch vụ tại ngân hàng trước khi đưa vào kiểm định đều đảm bào các tiêu chuẩn về phân phối chuẩn hoặc xấp xỉ chuẩn (tham khảo bảng 3.1 của phụ lục 3). Kết quả kiểm định như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.12. Kết quả kiểm định giá trị trung bình One-Sample Test

One-Sample Test (Test Value = 4 )

Tổng số

phần tử mẫu Trung bình Sig. (2-tailed)

F2 144 3.4236 .000 F3 144 3.4074 .000 F4 144 3.6042 .000 F5 144 3.5069 .000 F6 144 3.5949 .000 (Nguồn: xử lý SPSS)

Đối với thành phần Phương tiện hữu hình có giá trị trung bình bằng 2.7188, nhóm tiến hành kiểm định với giá trị kiểm định bằng 3 và độ tin cậy 95%. Giả thuyết kiểm định như sau:

H0 : Giá trị trung bình của thành phần Phương tiện hữu hình (F7 )của chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Navibank – Chi nhánh Huế = 3.

H1 : Giá trị trung bình của thành phần Phương tiện hữu hình (F7) của chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Navibank – Chi nhánh Huế ≠ 3.

Kết quả kiểm định:

Bảng 2.13. Kết quả kiểm định giá trị trung bình One-Sample Test thành phần phương tiện hữu hình

One-Sample Test (Test Value = 3 )

Tổng số

phần tử mẫu Trung bình Sig. (2-tailed)

F7 144 2.7188 .000

(Nguồn: xử lý SPSS)

Nhìn vào kết quả kiểm định từ hai bảng trên ta thấy, với giá trị sig = 0.000 < 0.05, do đó đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1. Với độ tin

cậy 95% có thể kết luận rằng các thành phần chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Navibank – Chi nhánh Huế bao gồm Độ tin cậy, năng lực phục vụ, mức độ đáp ứng, thái độ nhân viên, giá, mức độ đồng cảm có giá trị trung bình khác 4, trên mức độ trung lập và thành phần phương tiện hữu hình là khác 3, trên mức độ

trung lập đối với các phát biểu tích cực về các yếu tố của chất lượng dịch vụ.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Navibank - chi nhánh Huế (2).doc (Trang 36 - 42)