Ví dụ về các sản phẩm sử dụng chiến lược định giá hớt váng

Một phần của tài liệu giảm giá sản phẩm, cái được và mất (Trang 37 - 40)

4. CHÍNH SÁCH GIÁ HỚT VÁNG

4.4. Ví dụ về các sản phẩm sử dụng chiến lược định giá hớt váng

Các mẫu điện thoại di động cao cấp thường được bán ra thị trường theo chiến lược giá này như O2 XDA III, Nokia 9500 hoặc Sony Ericsson P900i. Điều này cũng đã xảy ra khi điện thoại di động ra mắt thị trường. Nhiều người sẵn sàng chấp nhận bỏ ra mọi chi phí để có được những món hàng mới này, dù mục đích của họ là để sử dụng hay đánh bóng địa vị. Khi sản phẩm bước qua giai đoạn bão hòa, giá cả có xu hướng giảm để có thêm khách hàng và đối đầu với các sản phẩm thay thế khác. iPhone của Apple cũng áp dụng chiến lược giá hớt váng cho đối tượng tiên phong khi ra mắt sản phẩm với mức giá 599 đô la Mỹ. iPhone nhanh chóng trở về mức giá 399 đô la Mỹ chỉ sau ba tháng.

Một khi đã thu được lợi nhuận từ phân khúc thị trường "cần phải có", nhà sản xuất sẽ giảm giá nhằm thu lợi nhuận từ phân khúc thị trường tiếp theo, và cứ

như thế. Mỗi lần giảm giá là thêm một lần mở rộng thị trường cho sản phẩm mới. Hệ thống âm thanh nổi, máy tính điện tử, máy tính cá nhân, điện thoại di

động, máy ảnh kỹ thuật số, màn hình phẳng, máy nghe nhạc MP3 đều áp dụng hình thức định giá này. Khi mới ra mắt thị trường, những sản phẩm này được định giá cao do tính mới lạ và hấp dẫn của chúng. Sản phẩm ngay lập tức được sự đón nhận của những người có tiềm lực kinh tế mạnh và muốn mình phải là người đầu tiên có được sản phẩm mới đó. Số lượng sản phẩm bán ra theo đơn vị tuy nhỏ

nhưng mức giá cao giúp cho nhà sản xuất vẫn có lợi nhuận.

Sau đó, công ty tăng công suất, cải thiện sản lượng và giảm được chi phí sản xuất do sản xuất với số lượng lớn. Với chi phí sản xuất trên từng đơn vị sản phẩm giảm, công ty lại có thể giảm giá nhiều lần nên những sản phẩm trở nên hấp dẫn với những thị trường khách hàng đa dạng và có sự nhạy cảm về giá. Lượng

34

bán trên đơn vị sản phẩm tăng lên. Những phân khúc khách hàng khác nhau sẽ có phản ứng khác nhau về giá.

Vào ngày 2 tháng 2 năm 2010, theo ICTnews, Nokia giảm giá hàng loạt smartphone. Hãng di động Phần Lan vừa quyết định giảm giá các dòng điện thoại thông minh của mình để cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ Samsung và Sony Ericsson. Theo tuyên bố của Nokia, việc thay đổi giá bán là một việc bình thường trong các hoạt động kinh doanh của hãng. Tuy Nokia không công bố chính thức mức giảm giá của đợt này là bao nhiêu nhưng một số nguồn tin trong ngành công nghiệp cho biết, mức cắt giảm mà Nokia áp dụng đối với một số dòng smartphone có thể lên đến 10%. Ví dụ, tại châu Âu, dòng Nokia 5230 với giá bán trước kia là 170 euro nay chỉ còn lại 120 euro.

Theo hãng nghiên cứu thị trường Strategy Analytics, nhu cầu của thế giới

đối với những dòng smartphone giá rẻ đã giúp thị phần của Nokia trên phân khúc này gia tăng mặc dù khủng hoảng kinh tế đang diễn ra. Riêng trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12/2009, doanh số của các dòng smartphone giá rẻ đã tăng tới 30%. Hồi cuối tuần trước, Nokia đã công bố kết quả kinh doanh quý của hãng với việc doanh thu từ các sản phẩm smartphone tăng tới 26% so với quý trước đó và đạt 3,9 tỷ euro mặc dù giá bán trung bình giảm từ 190 euro xuống 186 euro.

Các đợt giảm giá đã khiến Sony Ericsson một trong các đối thủ của Nokia phải khốn đốn. Sony Ericsson thường tập trung vào các dòng di động tầm trung với camera có độ phân giải cao, máy nghe nhạc chất lượng tốt nhưng giá bán lại cao và thiếu những tính năng mở rộng dựa trên nền hệđiều hành như smartphone.

Theo thông báo của Intel ngày 8/6, hãng này có thể thực hiện kế hoạch giảm giá các bộ xử lý nhanh hơn so với dự kiến trước đây do đã thống nhất xong công nghệ sản xuất chip mới.

Trong vài tháng trở lại đây, hãng sản xuất chip lớn nhất thế giới này đã tuyên bố giảm giá một số dòng sản phẩm, một phần để giải phóng kho, mặt khác

35 để chiếm lại thị phần đang bị AMD nắm giữ. Nhiều nhà phân tích còn cho rằng, Intel sẽ có những đợt giảm giá các sản phẩm nhiều hơn, đặc biệt là dòng Pentium.

Động thái giảm giá của Intel một phần cũng do hãng này đã thông qua công nghệ xử lý mới - 65nm, với bề mặt ít hơn 300 phân tử và độ dày mỏng hơn 1/4 so với công nghệ trước đây áp dụng cho các wafer.

36

KT LUN

Qua cách chương đã trình bày ở trên nhóm chúng tôi đã phân tích đánh giá các hoạt động giảm giá phổ biến trên thị trường và những cái được và mất của các phương pháp này. Qua đó chúng ta phần nào cũng thấy được sự ảnh hưởng của chiến lược giảm giá đối với doanh nghiệp. Gía thấp bao giờ cũng hấp dẫn khách hàng tìm đến với sản phẩm nhưng việc giảm giá không phải là một chiến lược thích hợp trong kinh doanh dài hạn và nhất là khi doanh nghiệp muốn khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường. Việc cắt giảm giá thành đang diễn ra khá rầm rộ, không chỉ ở các hệ thông phân phối lớn mà còn ở các điểm bán lẻ, động thái thoạt nhìn làm tăng doanh số và nâng cao khả năng cạnh tranh nhưng các doanh nghiệp thực hiện chiến lược giảm giá vẫn chưa thấy được sựđe dọa đối với con đường phát triển lâu dài và tiềm năng kinh doanh của công ty. Việt Nam đã gia nhập nền kinh tế toàn cầu điều đó đồng nghĩa với sự thâm nhập ngày càng nhiều của các thương hiệu nước ngoài. Với cái nhìn mới về giá cả sản phẩm “giá cả nhận biết giá trị”, người tiêu dùng nhận thức rằng việc giá cao không chỉ phản ánh chất lượng sản phẩm mà còn dấu hiệu để nhận biết nó trong đầy rẫy các sản phẩm cùng loại khác. Hy vọng trong tương lai, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cái nhìn toàn cảnh hơn về hoạt động giảm giá, góp phần nâng cao vị thế của sản phẩm Việt Nam trên thị trường nội địa cũng như quốc tế.

Một phần của tài liệu giảm giá sản phẩm, cái được và mất (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)