Thí nghiệm 4 Xác định ngưỡng

Một phần của tài liệu Thực hành đánh giá cảm quan (Trang 25 - 26)

3 Các thí nghiệm cảm quan

3.4 Thí nghiệm 4 Xác định ngưỡng

Những mã số mẫu dùng cho các lần lặp sẽ khác nhau cho "cảm quan viên" và "thực nghiệm viên" để hai đối tượng này không đoán được kết quả của các đối tượng kia khi cả hai đóng vai trò "cảm quan viên". Sinh viên đóng vai trò "thực nghiệm viên" sẽ nhận được từ ktv các dụng cụ thí nghiệm sau:

- Khay trắng chứa 14 mẫu 10ml nước lọc (mẫu trắng) và 7 mẫu 10ml dung dịch đường (tất cả các mẫu là giống nhau và được xác định bởi một số ngẫu nhiên 3 chữ số)

- Một phương pháp tăng dần với một số lượng giới hạn phiếu trả lời chứa mã của 21 mẫu được gom thành 7 nhóm 3 mẫu.

- Một bảng khóa cho biết mẫu nào trong nhóm 3 mẫu là chứa đường. Nước súc miệng, cốc nhổ, khăn và bánh tráng miệng.

"Cảm quan viên" sẽ không nhìn thấy phiếu trả lời và KHÓA. "Thực nghiệm viên" đưa cho "cảm quan viên" lần lượt từng mẫu để họ thử (từ mức 1 đến mức 7), hướng dẫn "cảm quan viên" nếm mẫu theo trật tự của câu hỏi (trái sang phải), và yêu cầu "cảm quan viên" xác định mẫu nào trong nhóm 3 mẫu có vị ngọt nhất. Nếu "cảm quan viên" không thể quyết định mẫu nào trong số 3 mẫu có vị ngọt nhất, họ phải đoán. "Cảm quan viên" sẽ phải súc miệng bằng nước và chờ khoảng 30 giây giữa các nhóm 3 mẫu thử (Phương pháp thực nghiệm này phải được nhắc lại trong phần hướng dẫn thí nghiệm). Khi "cảm quan viên" trả lời, "thực nghiệm viên" sẽ vòng tròn số mẫu mà "cảm quan viên" xác định là ngọt nhất trong nhóm 3 mẫu. Khi tất cả 7 nhóm mẫu đã được thử xong, "thực nghiệm viên" tổng kết số câu trả lời chính xác của "cảm quan viên". Kết quả cuối cùng được gửi lạiktv để tập trung thành kết quả của nhóm.

3.4.4 Báo cáo

Sử dụng số liệu hàng để tiến hành các phân tích sau:

- Vẽ đồ thị phân bố ngưỡng cá thể và kiểm tra xem đây có phải là phân bố chuẩn hay không. - Tính ngưỡng của nhóm bằng cách tính trung bình hình học của ngưỡng các cá thể. Chú ý: trung bình hình học có thể được biểu diễn như là trung bình số học của giá trị log, ví dụ [-4.25 + -5.75 + ...]/n = -4.25; hoặc có thể được biểu diễn dưới dạng moles/liters bằng nghịch đảo log của giá trị trung bình logarithmic của ngưỡng, hay 104.25 = 56.23 micromoles/liter. KHÔNG tính log của log giá trị trước !

- Vẽ một đồ thị của tỷ lệ câu trả lời chính xác của nhóm (trục Y) theo hàm số của nồng độ đường (trục X).

- Vẽ đường hồi quy (sử dụng MS Excel hoặc một phần mềm khác) qua số liệu của tần số câu trả lời chính xác của nhóm và nội suy từ đường này giá trị nồng độ đường có 67%câu trả lời chính xác.

- Hai phương pháp đánh giá ngưỡng của nhóm có thống nhất với nhau không ?

- Những chú ý khi sử dụng các phương pháp này để xác định ngưỡng. Câu hỏi phụ: Làm thế nào ta có thể ước lượng được mức sai số xung quanh hai phép đo ? (Chú ý: sai số phải được biểu diễn dưới dạng đơn vị nồng độ,± X moles/lit).

22 CHƯƠNG 3. CÁC THÍ NGHIỆM CẢM QUAN

Hình 3.1: Đồ thị xác định tín hiệu[5]

Một phần của tài liệu Thực hành đánh giá cảm quan (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)