Thí nghiệm 10 Phân tích mô tả

Một phần của tài liệu Thực hành đánh giá cảm quan (Trang 39 - 41)

3 Các thí nghiệm cảm quan

3.10Thí nghiệm 10 Phân tích mô tả

- Kết quả phân tích Anova;

- Đề thị mạng nhện (spider) của dữ liệu thu được;

- Hình chiếu sản phẩm trên mặt phẳng chính thứ nhất, vòng tròn tương quan các chỉ tiêu và kết quả phân nhóm HCA.

36 CHƯƠNG 3. CÁC THÍ NGHIỆM CẢM QUAN 3.11 Thí nghiệm 11. Phép thử thị hiếu

3.11.1 Mục đích

- Làm quen với hai phép thử chấp nhận và ưa thích; - Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ưa thích;

- Đánh giá hiện tượng phân nhóm thị hiếu của người tiêu dùng. 3.11.2 Cơ sở

Có hai phương pháp thường được sử dụng để đánh giá thái độ của người tiêu dùng (thích hay ghét; mua hay không mua) đối với sản phẩm thực phẩm. Những phương pháp này bao gồm việc cho điểm mức độ chấp nhận và đánh giá mức độ ưu tiên (phép thử lựa chọn). Phép thử ưu tiên thường nhạy cảm hơn đối với sự khác nhau giữa các sản phẩm; hai thực phẩm có thể được đánh giá cùng mức độ chấp nhận như nhau tuy nhiên người tiêu dùng vẫn thích sản phẩm nào đó hơn dựa vào sự khác nhau rất nhỏ để có thể phát hiện được trên thang chấp nhận. Dữ liệu này dường như chỉ cho người ta biết sản phẩm nào người tiêu dùng thích hơn dưới một điều kiện cho sẵn. Trong khi đó, đánh giá mức độ chấp nhận là một phép đo ấn tượng tổng quát của người tiêu dùng về việc họ thích hay ghét như thế nào một sản phẩm (hoặc một khía cạnh của sản phẩm). Đánh giá mức độ chấp nhận thường được tiến hành với thang hedonic 9 điểm được phát triển bởi Quartermaster Corps of the U.S. Army. Thang này được giới hạn bởi một đầu mút bởi "cực kỳ thích" và đầu đối diện bởi "cực kỳ ghét" với 7 khoảng trống bằng nhau được mô tả bởi những mức độ ưa thích khác nhau. Kết quả của đánh giá này được phân tích bằng Anova hoặc t-Student ([5]&[17]). Các mẫu có thể được trình bày theo ba cách: 1) Theo trật tự monadic nghiêm ngặt: một mẫu được đánh giá trong một buổi thử. 2) Theo trật tự monadic tuần tự: nhiều sản phẩm được đánh giá trong một buổi thử. Tại một thời điểm xác định; người thử chỉ đánh giá một mẫu và không được quay ngược trở lại mẫu đã đánh giá trước đó. 3) Theo trật tự so sánh: nhiều sản phẩm được trình bày đồng thời cho người thử và họ có quyền quay trở lại mẫu đã đánh giá.

Thang đo có thể sử dụng 3 loại chính: thang không liên tục bao gồm thang semantic 7&9 điểm, thang không liên tục dạng số, thang liên tục dạng đoạn thẳng và thang không liên tục dạng hình ảnh. Phép thử ưu tiên bao gồm các dạng lựa chọn ưa thích giữa một cặp hai sản phẩm hoặc cho một chuỗi các sản phẩm. Tùy vào số lượng mẫu mà người thử nhận được ở một thời điểm xác định mà người ta phân biệt:

Phép thử so hàng 2 mẫu, thường được gọi là so sánh đôi: người thử nhận 2 mẫu;

Phép thử so hàng 3 mẫu hoặc nhiều hơn: người thử nhận được nhiều hơn 2 mẫu.

Khi số lượng mẫu cần đánh giá lớn hơn 2 mà ta vẫn muốn trình bày cho người thử ở tại một thời điểm xác định 2 mẫu thử, thì vẫn có thể sử dụng một kỹ thuật thường gọi là cặp bội: một cách tuần tự, người thử nhận được một phần hoặc tất cả p(p-1)/2 cặp mẫu thử có thể tổ hợp được từ p sản phẩm; đối với từng cặp mẫu, người thử phải cho biết mẫu nào họ thích hơn. Việc quyết định loại phép thử tùy thuộc vào tính chất của sản phẩm, độ lớn sự khác nhau giữa các sản phẩm, số sản phẩm và lượng sản phẩm sử dụng trước khi đưa ra quyết định về sự ưa thích.

Số liệu của phép thử ưa thích được phân tích bằng thống kê sử dụng luật nhị phân. Các phép thử ưu tiên có thể bao gồm một quá trình lựa chọn bắt buộc khi từng thành viên phải lựa chọn sản phẩm mà họ thích trong nhóm gồm 2 sản phẩm (hoặc lựa chọn theo một trật tự ưa thích của một nhóm nhiều hơn hai sản phẩm). Phép thử ưu tiên có thể sử dụng lựa chọn "không thích" hoặc là "không xếp hạng". Tuy nhiên việc sử dụng lựa chọn "không thích" sẽ dẫn đến những khó khăn khi xử lý số liệu; phân bố nhị thức sẽ không còn phù hợp nữa. Một cách thích hợp hơn khi sử dụng lựa chọn "không thích" đó là dùng một thang đánh giá mức độ ưa thích với lựa chọn "không thích" nằm ở giữa thang (tương tự với thang chấp nhận và chỉ khác một chỗ đó là thang này không sử dụng các từ "neo" ưa thích. Dữ liệu của thang ưa thích này có thể được xử lý theo kiểu có thông số dựa trên

3.11. THÍ NGHIỆM 11. PHÉP THỬ THỊ HIẾU 37giả thiếtHo rằng giá trị trung bình của tập hợp nằm ở giữa thang. Trong bài tập dưới đây, sinh viên

Một phần của tài liệu Thực hành đánh giá cảm quan (Trang 39 - 41)