Một số đặc tính của enzyme cố định 7 4-

Một phần của tài liệu Giáo trình Enzyme (Trang 75 - 76)

XVII. ENZYME CỐ ĐỊNH 6 8-

3. Một số đặc tính của enzyme cố định 7 4-

Việc cố định làm thay đổi đáng kể nhiều tính chất của enzyme như độ bền, tính đặc hiệu, đặc điểm động học. Thơng thường việc cố định làm tăng

đáng kể độ bền của enzyme. Ví dụ, cố định protease làm tăng độ bền với nhiệt gấp chục nghìn lần.

Sau khi được cố định khơng những độ bền với nhiệt của enzyme tăng lên mà phạm vi nhiệt độ tối thích của enzyme cũng được mở rộng. Nhiệt độ cao làm cho enzyme bị biến tính, cấu trúc bậc ba của enzyme bị phá vỡ và enzyme bị mất hoạt tính. Khi enzyme được cố định nhờ nhiều liên kết gắn với chất mang quá trình biến tính sẽ bị ngăn cản, làm cho enzyme chịu được nhiệt độ cao.

Trong trương hợp đối với các enzyme thủy phân protein, ví dụ papain và trypsin sự cố định làm ngăn cản một phần hoặc hồn tồn hiện tương tự phân. Điều này rất cĩ ý nghĩa thực tế vì nĩ giúp làm tăng thời gian làm việc của enzyme.

Sự biến đổi đặc điểm động học của enzyme do việc cố định gây ra cĩ thể được minh họa qua ví dụ đối với enzyme glutamate dehydrogenase: đối với enzyme cố định trên màng collagen hằng số Michaelis dành cho acid glutamic tăng 6 lần, tác dụng hoạt hĩa của ADP cũng tăng lên đáng kể.

Một trong các nguyên nhân làm biến đổi tính chất của enzyme khi chúng được cố định là sự thay đổi của phản ứng mơi trường. Enzyme thường được cố định trên các chất mang cĩ điện tích. Ví dụ một chất trao đổi anion mang điện tích âm được bao quanh bởi một mơi trường giàu proton, và vì thế pH trong các lớp nằm kế sát với enzyme được cố định sẽ thấp hơn so với pH của mơi trường dung dịch. Điều đĩ làm cho đường cong phụ thuộc pH của hoạt tính enzyme cố định trên các chất mang anionit, cationit và trung tính sẽ khác nhau.

Một phần của tài liệu Giáo trình Enzyme (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)