Tình hình hoạt động của các khu CNPM tập trung

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (2).DOC (Trang 28 - 31)

2. Vai trò của các khu CNPM tập trung đối với sự phát triển DNPM Việt Nam

2.1Tình hình hoạt động của các khu CNPM tập trung

a) Trung tâm Công nghệ Phần mềm Sài Gòn (SSP)

Mục đích

SSP được thành lập năm 2000, tại một vị trí trung tâm thành phố, đặc biệt thuận lợi về mặt địa lý. SSP được UBND thành phố quan tâm, đầu tư ngay từ ban đầu bằng các khoản vay không lãi suất (14 tỷ đồng), cấp chuyển từ kinh phí trung ương (khoảng 3 tỷ đồng), điều chuyển nhiệm vụ quản lý và khai thác Phòng thí nghiệm CNTT từ Ban chỉ đạo CNTT Thành phố (giai đoạn trước 2000), cho phép lắp đặt ăng ten VSAT kết nối Internet qua vệ tinh. Hiện nay cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, vị trí của SSP vẫn là một môi trường lý tưởng đối với các DNPM. Một trong các nhiệm vụ ban đầu, cũng như mục đích thành lập SSP là để hình thành như một Vườn ươm hỗ trợ, nuôi dưỡng các DNPM mới và non trẻ, chưa có đủ điều kiện để phát triển nhanh và là nơi thực thi chính sách hỗ trợ các DNPM.

Quá trình hoạt động

Từ năm 2000 đến năm 2002, SSP là địa chỉ thu hút nhiều DNPM, hỗ trợ về giá thuê văn phòng có chi phí thấp, kết nối Internet tốc độ cao. Từ sau năm 2002, đơn vị quản lý SSP liên tục tăng giá thuê văn phòng và các dịch vụ, làm hàng loạt các DNPM vừa và nhỏ không thể trụ được tại đây. Cho đến thời điểm năm 2005, tại SSP chỉ còn 01 doanh nghiệp quy mô lớn (Global Cybersoft), cùng với 10 DNPM khác. Nhìn chung các DNPM trong SSP không còn nhận được ưu đãi hay hỗ trợ gì nữa. Đơn vị chủ quản hiện nay của

SSP cũng trở thành một doanh nghiệp sản xuất phần mềm.

Như vậy xét về hiệu quả kinh tế thì việc khai thác toà nhà cho thuê có phần nguồn thu tăng, do tăng giá thuê văn phòng, nhưng xét về mục đích ban đầu là hỗ trợ, ươm tạo DNPM thì coi như không đạt được. Mặc dù chúng ta không phủ nhận vai trò lịch sử của SSP là đã góp phần thúc đẩy sự ra đời của Khu CNPM tập trung tại các địa phương, trong đó tại TP. HCM có Công viên Phần mềm Quang Trung (2001), toà nhà E-Town của Công ty REE (2002), Khu CNPM Đại học Quốc gia TP. HCM (2003).

b) Công viên Phần mềm Quang Trung (QTSC)

Mục đích

QTSC được thành lập từ năm 2001, với quy mô diện tích đến 43 ha, có mục tiêu hình thành một cơ sở hạ tầng hoàn hảo để tiếp nhận các nhà đầu tư trong và ngoài nước tới phát triển CNPM, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhanh của ngành CNPM, mà SSP không thể thoả mãn được do có quy mô quá nhỏ. QTSC còn là nơi thực thi các chính sách hỗ trợ, ưu đãi, thu hút đầu tư đối với các DNPM và các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thực hiện chức năng ươm tạo DNPM.

Quá trình hoạt động

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đảm bảo các điều kiện kinh doanh cho các DNPM về cơ bản đã hoàn thành trong năm 2005. QTSC có hệ thống viễn thông hiện đại vào bậc nhất, kết nối trực tiếp với 2 cổng ra quốc tế, tổng băng thông 68Mbps. Các dịch vụ được cung cấp trong QTSC ngày càng hoàn hảo như nhà hàng ăn uống, khu nhà ở và biệt thự, phương tiện đưa rước vận chuyển. Các chính sách ưu đãi nhà đầu tư và hỗ trợ DNPM được triển khai có hiệu quả tại QTSC.Tại đây đã thu hút được các nhà đầu tư đăng ký thuê đất, lấp đầy toàn bộ diện tích và hiện các nhà đầu tư đang tiến hành xây dựng các toà nhà cao ốc văn phòng hiện đại, phục vụ các DNPM với tổng vốn đầu tư đăng ký trên toà nhà cao ốc văn phòng hiện đại, phục vụ các DNPM với tổng

vốn đầu tư đăng ký trên 1000 tỷ đồng. Trong thời gian từ năm 2001 đến nay, QTSC đã tiếp nhận và hỗ trợ ra đời 65 DNPM mới. Thương hiệu và khả năng thu hút đầu tư của QTSC ngày càng được củng cố. Các hoạt động hỗ trợ DNPM bên trong QTSC, mà tiêu biểu là các cuộc gặp gỡ doanh nghiệp (business matching), các hoạt động xúc tiến thương mại cộng với chính sách ưu đãi giá cho thuê văn phòng, dịch vụ hoàn hảo đã tạo môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh cao cho các DNPM.

Môi trường thuận lợi với các dịch vụ dùng chung trong QTSC là nguyên nhân trực tiếp đem lại hiệu quả hoạt động của DNPM. Tỷ lệ sống sót của các DNPM tại QTSC đạt 70%, là cao gấp đôi so với tỷ lệ 35% DNPM sống sót tại TP. Hồ Chí Minh. QTSC đang là một mô hình Khu CNPM tập trung hoạt động hiệu quả, đúng với định hướng của lãnh đạo TP.Hồ Chí Minh. QTSC sẽ là nơi đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của CNPM TP. HCM, là nơi thu hút các DNPM có quy mô lớn vào hoạt động, đặc biệt là các DNPM với định hướng khai phá các thị trường mới như thị trường Nhật Bản.

Tồn tại lớn nhất hiện nay đối với QTSC là vấn đề giao thông đi lại bên ngoài chưa được giải quyết dứt điểm đang gây khó khăn lớn cho các DNPM hoạt động bên trong QTSC.

c) Toà nhà E-Town

Toà nhà E-Town được hình thành từ dự án xây dựng toà cao ốc của Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh REE. E-Town được xây dựng từ năm 2001 và bắt đầu đi vào hoạt động cuối năm 2002. E-Town có tổng diện tích văn phòng trên 30.000 m2, là nơi cung cấp môi trường làm việc khá lý tưởng cho các DNPM thuê. Hiện nay tại E-Town có 20/107 doanh nghiệp CNTT đang hoạt động, với khoảng 1000 chuyên gia CNTT. Hiện tại Công ty REE đang có dự án xây dựng toà nhà E-Town 2 để tiếp tục làm văn phòng cho các DNPM thuê và mở rộng sản xuất.

Dự án Khu CNPM Đại học Quốc gia TP. HCM (VNU-ITP) được khởi động từ năm 2001, đến cuối năm 2005, VNU-ITP đã quy hoạch được 23,8 ha đất để phát triển, xây dựng xong Giai đoạn I khuôn viên gần 8 ha, với trên 17.000 m2 văn phòng làm việc.

Hiện nay tại VNU-ITP có 4 trung tâm đào tạo nhân lực và phát triển phần mềm trực thuộc Đại học Quốc gia (CITD, Unisoft, Pronet, DATAGis, …) cùng một số doanh nghiệp thuê văn phòng để hoạt động, với tổng số trên 100 người. Hoạt động ươm tạo công nghệ dành cho đối tượng là các sinh viên và giáo viên chuyên ngành CNTT đã được khởi động tại đây từ năm 2002, hiện nay vẫn đang được tiếp tục với một số dự án quy mô nhỏ.

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (2).DOC (Trang 28 - 31)