Các đề xuất có liên quan đến cơ chế, chính sách (bộ ngành trung ương) để phát triển DNPM.

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (2).DOC (Trang 72 - 74)

trung ương) để phát triển DNPM.

Kiến nghị hoàn chỉnh pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ và bản quyền tác giả, chú ý những đặc thù của ngành sản xuất phần mềm, áp dụng các tiêu chuẩn thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo thông lệ quốc tế (TRIPs). Xử phạt nặng hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Cơ chế chuyển giao công nghệ: tiếp tục thông thoáng cơ chế chuyển giao công nghệ, theo hướng việc đăng ký hợp đồng chỉ bắt buộc với những hợp

đồng trị giá trên 100.000 USD

Cơ chế đấu thầu: cần có quy định về bắt buộc liên doanh với công ty phần mềm Việt Nam độc lập (không phải là công ty “gia đình” hay “quân xanh, quân đỏ”) khi tham gia đấu thầu dự án ứng dụng CNTT tại các đơn vị sử dụng vốn Nhà nước. Khuyến khích cho việc chi tiêu dịch vụ phần mềm trong nước. Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh cần khuyến khích ứng dụng CNTT bằng cách giảm thuế giá trị gia tăng cho việc sử dụng dịch vụ từ DNPM Việt Nam.

Luật đầu tư: yêu cầu các DNPM nước ngoài khi vào đầu tư tại Việt Nam phải có hướng dẫn, huấn luyện doanh nghiệp Việt Nam làm công ty dịch vụ tư vấn phần mềm. Tạo mọi điều kiện ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp dịch vụ phần mềm. Hoàn thiện và ổn định các chính sách ưu đãi đầu tư.

Luật thuế và xây dựng: các chi phí cho tư vấn sử dụng phần mềm trong nước sẽ được khấu trừ vào tổng chi phí dự án. Doanh nghiệp phần mềm trong nước cần được tiếp tục hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi.

Luật giáo dục: sửa đổi theo hướng cho phép các trường CNTT tự quản chất lượng. Bộ GD&ĐT không nên quản quá chặt. Qui định các tiêu chí để công nhận văn bằng CNTT là bất cứ trường CNTT nào được thành lập tại Việt Nam đều có thể cấp văn bằng được công nhận tại Việt Nam.

KẾT LUẬN

Tạo môi trường thuận lợi để DNPM hình thành và phát triển là một nhiệm vụ lớn không những của nhà nước mà còn là nhiệm vụ của bản thân mỗi doanh nghiệp.

Riêng từ phía Nhà nước, với ngành còn rất mới như Công nghiệp Phần mềm, hỗ trợ phát triển các DNPM lại càng cần thiết, để giúp ngành CNPM và các DNPM nhanh chóng vượt qua “ngưỡng”, phát triển nhanh hơn và đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế. Với vai trò “bà đỡ” cho phát triển ngành

CNPM, nhà nước có vai trò hết sức quan trọng mà không tổ chức, hiệp hội hay doanh nghiệp nào đó có thể thay thế được trong cơ chế thị trường hiện nay. Thành công của các DNPM trong 5-10 năm tới phụ thuộc rất nhiều vào những quyết định của lãnh đạo và những con người cụ thể đang thực thi những công việc cụ thể của ngày hôm nay, vào đội ngũ các doanh nghiệp và khả năng chinh phục thị trường.

Nếu không có gì thay đổi, đầu tháng 11 này Việt Nam sẽ chính thức được xét tham gia vào Hiệp định Công nghệ thông tin (ITA), đây là một trong những điều kiện pháp lý quan trọng trong khuôn khổ chung của các thoả thuận gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Thông tin này được đại sứ Ngô Quang Xuân, trưởng đoàn Phái đoàn đại diện Việt Nam tại Liên Hợp Quốc cho báo giới biết. Với những điều kiện thuận lợi như vậy, các DNPM cần nắm bắt thông tin, tham gia thị trường để tạo cơ hội làm ăn và tạo tiền đề cho phát triển doanh nghiệp. Còn về phía bản thân các DNPM, có thể nói, những con số tổng kết 5 năm của các DNPM là những đánh giá quan trọng để chúng ta nhìn lại và xây dựng những bước đi tiếp theo vững chắc. Cơ hội đã có, cả thị trường nước ngoài, thị trường trong nước đều đang có những cơ hội cho các DNPM. Hy vọng trong một thời gian không xa, DNPM Việt Nam không những khẳng định được tên tuổi của mình trong khu vực mà còn có thể tự khẳng định trên toàn thế giới.

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (2).DOC (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w