Phân tích thời cơ

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (2).DOC (Trang 62 - 68)

4. Những thuận lợi, khó khăn, thời cơ và thách thức đối với sự hình thành và phát triển của DNPM Việt Nam

4.3 Phân tích thời cơ

Thời cơ phát triển thị trường trong nước

Nhu cầu và tiềm năng phát triển rất lớn của thị trường CNTT-TT trong nước trước áp lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

Một đất nước với hơn 80 triệu dân, có vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi, đang có tốc độ phát triển kinh tế vào mức cao trong khu vực, đứng trước các cơ hội và thách thức hội nhập chắc chắn sẽ là một thị trường rất đặc biệt cho các DNPM. Vấn đề là làm thế nào doanh nghiệp có thể biến thời có thành hiện thực, không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp của các địa phương bạn, không để bị “thua trên chính mảnh đất của mình”. Thời cơ rất lớn nhưng thử thách cũng sẽ rất cao.

Thị trường sản xuất gia công phần mềm đang tăng trưởng mạnh, thị trường dịch vụ cũng phát triển với tốc độ cao. Thị trường tăng trưởng, có nhiều khách đặt hàng là đảm bảo mang tính quyết định cho DNPM phát triển. Hầu hết các DNPM sống được thời gian qua đều có doanh số phần mềm tăng gấp đôi trở lên trong 2 năm gần đây. Uy tín, thương hiệu của Việt Nam, các tác động của xúc tiến quảng bá các cấp chính phủ có tác dụng rất quan trọng, giúp DNPM mở rộng được đối tác và thị trường. Nguồn nhân lực dồi dào hơn những năm trước, có nhiều nhân lực thoả mãn yêu cầu hoặc có thể đào tạo lại để thoả mãn yêu cầu là nhân tố quan trọng. Ngoài ra, với số lượng người sử dụng máy tính, người sử dụng Internet và tốc độ đường truyền ngày càng tăng, cùng với những chính sách ưu đãi cho việc phát triển ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp nhu cầu thị trường nội địa về các sản phẩm CNTT nói chung, CNPM nói riêng sẽ trở nên rõ nét hơn.

hiện nay tâm lý “muốn làm tất cả từ A đến Z” với mong muốn kiếm siêu lợi nhuận bán phần mềm đóng gói cho nhiều khách hàng (giấc mơ thành Bill Gate) đã khiến cho một số DNPM Việt Nam không lượng đúng sức mình khi tham gia thị trường phần mềm đóng gói rất cạnh tranh, mà bỏ qua thị trường làm dịch vụ phần mềm còn khá rộng. Thêm vào đó, các quy định về chuyển giao công nghệ, bảo vệ bản quyền SHTT trong lĩnh vực phần mềm của chúng ta không phù hợp, phần nào trói chân DNPM làm dịch vụ. Ở đây, vai trò của Nhà nước trong phát triển thị trường dịch vụ phần mềm là cần mở ra các cuộc xúc tiến thương mại, lôi kéo các công ty phần mềm đa quốc gia lớn trên thế giới tới Việt Nam theo hướng hai bên cùng có lợi: Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nhu cầu mua phần mềm và giải pháp của họ (như một giải pháp chuyển giao công nghệ tiên tiến). Đổi lại, nhà sản xuất phần mềm đóng gói cần phải sử dụng nhà cung cấp dịch vụ phần mềm tại Việt Nam. Một định hướng khác nên làm là Nhà nước ban hành quy định mỗi công ty phần mềm nước ngoài muốn kinh doanh sản phẩm phần mềm của mình tại Việt

Nam phải liên doanh với một nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam để giúp phát triển CNPM nội địa.

Thời cơ mở rộng thị trường quốc tế

Cơ hội chiếm lĩnh và mở rộng ra các thị trường mới, đặc biệt Nhật Bản

Thị trường CNPM Nhật Bản có một số đặc điểm khác với các thị trường Bắc Mỹ và Âu châu. Việt Nam đang xem xét cơ hội mở rộng thị trường Nhật Bản một cách rất nghiêm túc, để sớm có định hướng đúng đắn và làm ngay những việc cần phải làm. Trong phát triển thị trường mới, cần có những giải pháp đột phá và những “quả đấm thép”. Hoạt động của các khu CNPM tập trung có vai trò rất quan trọng trong “khai phá” và phát triển các thị trường mới. Khu CNPM tập trung sẽ thực hiện hiệu quả hơn công tác xúc tiến thương mại và đầu tư, mở ra các hoạt động liên kết, hợp tác giữa cộng đồng các DNPM với các đối tác quốc tế, tạo ra nhiều cơ hội phát triển nhanh, thông qua việc cung cấp thông tin và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNPM, nhằm chiếm lĩnh các thị trường mới, đặc biệt là thị trường Nhật Bản, với đặc thù là các phần mềm nhúng, các phần mềm trò chơi trên máy tính, các ứng dụng cho các thiết bị cầm tay và di động. Bên cạnh đó việc phát triển các giải pháp ứng dụng cho doanh nghiệp như (ERP, CRM) để mở cửa thị trường nội địa cũng là rất cần thiết.

Hiện nay, tổng giá thị trường phần mềm nhúng trên thế giới (năm 2004) đạt khoảng 46 tỷ USD. Năm 2004, thị trường phần mềm nhúng của Nhật Bản đạt khoảng 20 tỷ USD với 150.000 nhân viên phát triển. Đặt một mục tiêu khiêm tốn, nếu đến năm 2010 Việt Nam đủ năng lực thực hiện khoảng 5% khối lượng công việc của thị trường Nhật Bản thì chúng ta đã có một lực lượng khoảng 7.500 chuyên gia phần mềm nhúng, đạt doanh số khoảng 112 triệu USD. Để thực hiện mục tiêu này, chúng ta sẽ phải xây dựng Vườn ươm các DNPM nhúng trong các khu CNPM tập trung; xây dựng các chương trình liên kết doanh nghiệp - trường đại học để dào tạo kỹ sư; xây dựng các trung

tâm đào tạo về phần mềm với sự hỗ trợ của Nhật Bản và một số đối tác khác. Một hướng đi nữa cũng được xem là khá tiềm năng và đang trở lên sôi động trong thời gian vừa qua đó là thị trường phần mềm trò chơi trực tuyến. Tấm gương là Hàn Quốc, năm 2002 đạt 2,8 tỷ USD và dự báo sẽ đạt 8,5 tỷ USD vào năm 2007, tốc độ tăng trưởng 25%/ năm. Nếu phát triển hướng này Việt Nam có thể đạt tới mục tiêu 150 triệu USD doanh số vào năm 2010, trong điều kiện cần có 10.000 chuyên gia phát triển trò chơi; khoảng 5 doanh nghiệp quy mô lớn trên 200 lập trình viên và khoảng 150 doanh nghiệp vừa và nhỏ khác hoạt động trong lĩnh vực này.

Với dự đoán về sự bùng nổ ứng dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp (ERP, CRM) trong vòng 2-3 năm nữa, VINASA đã dự báo rằng với 200 ngàn doanh nghiệp hiện tại và sẽ là 250 ngàn vào năm 2010, đây sẽ là một thị trường rất lớn cho các DNPM có sản phẩm ERP. Nếu tới năm 2010, hệ thống ERP được áp dụng cho 35% doanh nghiệp lớn của nhà nước, 15% trong doanh nghiệp vừa và nhỏ (với tỷ lệ phần mềm nội địa được sử dụng cao), thì con số cho thị trường ERP nội địa có thể đạt khoảng 50 triệu USD/năm.

Thời cơ chuyển giao công nghệ

Cơ hội hợp tác, tiếp nhận và chuyển giao các công nghệ mới trong phát triển phần mềm.

Hiện nay các DNPM đang có nhiều cơ hội để tiếp nhận chuyển giao những công nghệ phát triển phần mềm tiên tiến từ nước ngoài (có thể chưa phải là các công nghệ hiện đại nhất), với chi phí rẻ hơn nhiều lần so với chi phí chuyển giao hay phát triển công nghệ mà các quốc gia khác đã phải đầu tư cách đây nhiều năm khi bắt đầu phát triển CNPM. Nhờ sự phổ cập thông tin rộng rãi toàn cầu, thông qua mạng Internet, các chuyên gia công nghệ và kỹ sư tin học đã có thể tiếp cận được các kho thông tin, tri thức về CNPM một cách khá dễ dàng và thuận lợi, hơn rất nhiều các đồng nghiệp của họ cách đây nhiều năm. Riêng trong lĩnh vực phát triển phần mềm, việc tiếp cận sớm các

công nghệ mới, các công nghệ mở đang là một cơ hội rất rõ ràng mà các doanh nghiệp cần phải kịp thời nắm bắt lấy.

Vai trò của nghiên cứu – phát triển và sáng tạo ra các sản phẩm mới trong ngành phần mềm sẽ tạo nên sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây cũng là thời cơ cho sự liên kết giữa các DNPM với các trường, viện nghiên cứu, cơ hội hợp tác quốc tế để chuyển giao, làm chủ các công nghệ nguồn, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực phát triển phần mềm ngay từ giai đoạn nghiên cứu – phát triển, trước khi các công nghệ này được thương mại hoá trở thành các sản phẩm thương mại. Việc mở rộng ứng dụng và phát triển các sản phẩm phần mềm nguồn mở cũng là một khía cạnh khác minh chứng cho cơ hội này.

Nhu cầu nhân lực cho sản xuất và gia công phần mềm dịch vụ phần mềm, dịch vụ nội dung là rất lớn đang trở thành áp lực cản trở sự tốc độ tăng trưởng của ngành. Các trường đại học, viện nghiên cứu sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi hơn để tham gia đào tạo nguồn nhân lực mang tính chuyên nghiệp, thực hiện các nghiên cứu – phát triển sản phẩm sát với thực tế và nhu cầu của các DNPM.

Vấn đề quan trọng là cần thay đổi quan niệm hiện nay về nghiên cứu – phát triển trong CNTT-TT. Nghiên cứu – phát triển không chỉ là nhiệm vụ của các viện Nghiên cứu quốc gia, các Đại học quốc gia để phục vụ cho phát triển giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ, mà cần phải có định hướng phục vụ phát triển ngành CNPM, giúp các DNPM trong nghiên cứu làm chủ và chuyển giao công nghệ. Cần phải thành lập Viện nghiên cứu – phát triển CNTT-TT quy mô quốc gia, đặt tại TP. HCM hoặc Hà Nội, phục vụ cho các DNPM phát triển các sản phẩm phần mềm ứng dụng, phần mềm nhúng, giúp hoạch định chiến lược và chính sách phát triển CNPM, tiếp cận trình độ tri thức của khu vực và trên thế giới, đưa CNPM Việt Nam lên tầm cao mới.

Cơ hội đầu tư, xây dựng hạ tầng CNTT-TT hiện đại để phát triển CNPM với chi phí thấp

Cách đây 20 năm, khi mới bắt đầu phát triển CNPM, Ấn Độ đã phải đầu tư xây dựng các khu CNPM tập trung và hạ tầng viễn thông – internet cho các khu vực này với chi phí khá cao. Các quốc gia khác như Malaysia, Singapore, Thailand…để có được hạ tầng viễn thông – internet cần thiết cho phát triển CNPM và các DNPM cũng đều phải bỏ ra những nguồn kinh phí lớn hàng chục tỷ USD.

Ngày nay, việc xây dựng những hạ tầng viễn thông hiện đại phục vụ phát triển CNPM không đòi hỏi phải đầu tư quá nhiều và hoàn toàn năm trong khả năng của nhà nước, của các doanh nghiệp viễn thông – internet. Việc mở rộng cửa các thị trường và dịch vụ viễn thông ngày càng phát triển và phổ biến, dẫn tới nhu cầu xây dựng mới các khu CNPM tập trung có hạ tầng viễn thông – internet hiện đại ngày càng ít. Bản thân các khu CNPM tập trung hiện nay cũng cần điều chỉnh chiến lược trong cung cấp dịch vụ, mở rộng ra bên ngoài liên kết với nhau để hình thành mạng lưới CNPM, tăng cường các dịch vụ hỗ trợ DNPM thông qua hình thức ươm tạo, hỗ trợ về thông tin, tiếp thị và mở ra các thị trường mới.

Các Vườn ươm DNPM trong các Khu CNPM tập trung sẽ được hưởng lợi từ quá trình cải thiện hạ tầng kỹ thuật và tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi. Hiện nay, các khu CNPM tập trung ít nhiều đã có “thương hiệu” và vị thế trong nước cũng như trên trường quốc tế. Việc phát triển và hoàn thiện nhanh cơ sở hạ tầng trong các khu CNPM tập trung có ý nghĩa rất quan trọng, giúp phát huy các đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật 05 năm vừa qua, sẵn sàng cho phát triển các dịch vụ và tiếp nhận các dự án đầu tư nước ngoài như các trung tâm gia công phần mềm, trung tâm xử lý dữ liệu, trung tâm xử lý nội dung số hoá quy mô lớn. Thực hiện tốt công việc này sẽ làm thay đổi mức độ tăng trưởng về quy mô và chất lượng của CNPM. Hoàn thiện nhanh cơ sở hạ tầng

kỹ thuật và dịch vụ, đặc biệt các công trình có quy mô lớn như Công viên Phần mềm Quang trung sẽ giúp các nơi này trở thành các trung tâm dịch vụ hoàn hảo, tiện lợi và chi phí thấp, tạo lợi thế cạnh tranh quốc tế về hạ tầng, trình độ quản lý và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (2).DOC (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w