Những cơ sở tiền đề.

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện môi trường học tập tại trường đại học duy tân (Trang 40 - 42)

- Phát triển giáo dục là nhằm tạo lập nền tảng và động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm để Việt Nam có đủ năng lực hơp tác và cạnh tranh trong bôi cảnh toàn cầu hóa.

- Phát triển giáo dục của dân, do dân và vì dân là quôc sách hàng đầu, là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và nhà nước trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Giáo dục vừa đáp ứng yêu cầu xã hội vừa thỏa mãn nhu cầu phát triển của mọi người.

- Hội nhập quôc tế về giáo dục phải đẩy mạnh dựa trên cơ sở bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc để xây dựng một nền giáo dục giàu tính nhân văn, tiên tiến, hiện đại.

- Xã hội hóa giáo dục là phương thức phát triển giáo dục tiến đến một xã hội học tập.

- Phát triển dịch vụ giáo dục và tăng cường yếu tô cạnh tranh trong hệ thông giáo dục là một trong các động lực phát triển giáo dục.

- Giáo dục phải đảm bảo chất lương tôt nhất trong điều kiện chi phí còn hạn hẹp.

2. Mục tiêu tổng thể phát triển giáo dục đến năm 2020.

Xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc, làm nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững của đất nước; thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tạo cơ hội học tập cho mọi người và có khả năng hội nhập với nền giáo dục thế giới; đào tạo nguồn nhân lực có chất lương cho đất nước bao gồm những người lao động Việt Nam có phẩm chất đạo đức, kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của thời đại, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, có ý thức làm chủ và tinh thần trách nhiệm.

Nâng cao vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng thế giới, đến năm 2020 sô năm đi học bình quân của Việt Nam là khoảng 13, chỉ sô giáo dục của Việt Nam (EDI) đạt mức khoảng 0,9 chỉ sô phát triển con người (HDI) đạt mức khoảng 0,8.

 Các mục tiêu cụ thể về phát triển giáo dục:

- Qui mô giáo dục đươc phát triển hơp lý chuẩn bị nguồn nhân lực chô đất nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tạo cơ hội học tập suôt đời cho mọi người dân.

- Chất lương, hiệu quả giáo dục và đào tạo đươc nâng cao, tiếp cận đươc với chất lương giáo dục của khu vực và quôc tế.

- Các nguồn lực cho giáo dục đươc huy động đủ, phân bổ và sử dụng có hiệu quả để đảm bảo điều kiện phát triển giáo dục.

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện môi trường học tập tại trường đại học duy tân (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w