Điều khiển gió E Điều khiển khí F Valve an toàn

Một phần của tài liệu Công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp (Trang 77 - 80)

Hình 4.7. Thiết bị tiệt trùng hơi dạng đứng Hình 4.8. Thiết bị tiệt trùng hơi dạng nằm ngang

c. Thiết bị thanh trùng làm việc liên tục dùng áp suất thủy tĩnh

Thiết bị gồm có 2 nhánh cột nước cao 12 - 20 m chứa đầy nước nóng. Giữa 2 cột nước là một phòng chứa đầy hơi nước nóng. Cuối cột nước thứ II là thùng nước lạnh. Đồ hộp được chuyển bằng băng tải xích. Áp suất trong phòng hơi được điều

chỉnh bằng cách điều chỉnh chiều cao mực nước ở 2 nhánh cột nước. Thời gian thanh trùng được điều chỉnh bằng vận tốc của băng tải.

Thiết bị này làm việc với năng suất cao nhưng có nhược điểm là cấu tạo hơi cồng kềnh. Cột nước Hộp vào Thanh trùng Hộp ra Nước làm nguội

Hình 4.9. Thiết bị thanh trùng dùng áp suất thủy tĩnh

d. Thiết bị thanh trùng bản mỏng

Đây là loại thiết bị làm việc liên tục ở áp suất hơi nước cao hơn áp suất khí quyển. Cấu tạo của thiết bị nhờ các khoang chứa nước quả đặt xen kẻ với các khoang chứa chất tải nhiệt, và nước quả chảy trong khoang kín chỉ bằng một lớp mỏng, lại

được truyền nhiệt từ 2 mặt nên thời gian thanh trùng rất nhanh. Thiết bị thanh trùng bản mỏng dùng để thanh trùng nước quả trước khi rót vào hộp và phải rót hộp trong

điều kiện vô trùng.

Hình 4.10. Thiết bị thanh trùng bản mỏng Hình 4.11. Bộ phận trao đổi nhiệt

1. Bồn chứa 2. Bơm 2. Bơm 3. Đun nóng sơ bộ

4. Bơm hoặc đồng hóa 5. Thanh trùng 6. Làm nguội sơ bộ 6. Làm nguội sơ bộ

7. Làm nguội hoàn toàn

Hình 4.12. Hệ thống làm việc của thiết bị thanh trùng bản mỏng

CHƯƠNG V

QUÁ TRÌNH BẢO ÔN - ĐÓNG GÓI ĐỒ HỘP THỰC PHẨM

I. QUÁ TRÌNH BẢO ÔN - ĐÓNG GÓI ĐỒ HỘP THỰC PHẨM PHẨM

1. Bảo ôn

Các loại đồ hộp sau khi thanh trùng làm nguội, được chuyển đến kho thành phẩm để bảo ôn. Trong thời gian bảo ôn, các thành phần trong đồ hộp được tiếp tục ổn

định về mặt phẩm chất và có thể phát hiện được các đồ hộp hỏng. Thời gian ổn định đồ hộp tối thiểu 15 ngày. Đồ hộp không được xuất xưởng trước thời gian này.

2. Đóng gói

Sau thời gian bảo ôn đồ hộp trước khi xuất kho phải đem dán nhãn, rồi đóng thùng. Các đồ hộp đó mới được coi là đủ tiêu chuẩn sử dụng.

a. Dán nhãn

Các hộp, chai lọ đựng sản phẩm đưa vào dán nhãn phải sạch, nguyên vẹn, không nứt mẻ, kín hoàn toàn. Các hộp bị bẩn sau khi thanh trùng nhất thiết phải rửa

hay phun hơi nóng, làm khô rồi mới đưa vào dán nhãn.

Tiến hành dán nhãn đồ hộp có thể dán bằng tay hay bằng máy. Hiện nay ở các nước sản xuất đồ hộp phát triển, người ta in nhãn hiệu ngay trên thân hộp, vừa

làm cho

hộp khỏi bị rỉ, bền, vừa có hình thức đẹp. b. Đóng thùng

Các đồ hộp nhỏ được đựng trong các thùng giấy carton, các đồ hộp lớn được đựng trong các thùng gỗ. Để việc vận chuyển được thuận lợi và dễ dàng. Gỗ dùng để đóng thùng phải nhẹ, sạch, không mục nát, độ ẩm từ 12-18%. Các

thùng giấy phải được làm chắc chắn và chỉ dùng giấy dày.

Xếp hộp vào kiện, xiết đai và in mã hiệu, có thể tiến hành bằng tay hoặc bàng máy.

Một phần của tài liệu Công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w