Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn DNNQD theo loại hình doanh

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với dnnqd của ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng - chi nhánh bình định (Trang 41 - 44)

hình doanh nghiệp

Tình hình cho vay ngắn hạn DNNQD theo loại hình doanh nghiệp của VPBank CN Bình Định được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 2.4: Biến động tình hình cho vay ngắn hạn theo loại hình doanh nghiệp

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) 1.DSCV 315.221 100,00 593.476 100,00 746.256 100,00 DNNQD 205.465 65,18 415.142 69,95 532.114 71,30 DNNN 109.756 34,82 178.334 30,05 214.142 28,70 2.DSTN 320.347 100,00 549.547 100,00 710.458 100,00 DNNQD 215.257 67,19 420.547 76,53 535.125 75,32 DNNN 105.090 32,81 129.000 23,47 175.333 24,68 3.DNCV 304.545 100,00 512.187 100,00 698.466 100,00 DNNQD 197.875 64,97 249.854 48,78 338.658 48,49 DNNN 106.670 35,03 262.333 51,22 359.808 51,51

Tình hình biến động của các khoản mục Chỉ tiêu So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009

Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1. DSCV 278.255 88,27 152.780 25,74

2. DSTN 229.200 71,55 160.911 29,28

3. DNCV 207.642 68,18 186.279 36,37

(Nguồn: Bảng kết quả cho vay của VPBank Bình Định giai đoạn 2008 – 2010)

Sơ đồ 2.4: Doanh số cho vay ngắn hạn đối với DNNQD theo loại hình doanh nghiệp

Quan sát số liệu ở trên ta thấy:

Đối với DSCV

- Năm 2008 DSCV là 315.221 triệu đồng trong đó DSCV ngắn hạn của DNNQD là 205.465 triệu đồng chiếm 65,18%; sang năm 2009 và 2010 tăng trưởng đều với tố độ tăng trưởng 88,27% và 25,74%. Sở dĩ DSCV tăng là do tăng doanh số cho vay đối với các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp có xu hướng mở rộng SXKD, đầu tư vào trang thiết … do sự phát triển kinh tế trên địa bàn và xu hướng bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp.

- Đối với doanh nghiệp quốc doanh DSCV qua các năm vẫn tăng nhưng với tốc độ chậm. Trong các năm qua các doanh nghiệp nói chung đều có nhu cầu mở rộng quy mô, hoạt động sản xuất kinh doanh do cơ chế thị trường thay đổi, không còn sự trợ giúp từ phía chính phủ. Các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với các bạn hàng trong nước cũng như nước ngoài. Quan trọng hơn nữa là nước ta cũng đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức WTO, đây vừa là điều kiện thuận lợi vừa là những khó khăn mà các doanh nghiệp phải nỗ lực hết mình để có thể cạnh tranh với các mặt hàng nước ngoài nhất là mặt hàng điện tử…

- Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nếu doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn với phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì sẽ được Ngân hàng cho vay với doanh số lớn. Những ngành nghề được Nhà nước chú trọng phát triển, những ngành trọng điểm như sản xuất gạo, các mặt hàng giày dép, may mặc, nuôi trồng thuỷ hải sản… nhằm mục đích xuất khẩu ra nước ngoài thì sẽ được các Ngân hàng cho vay ưu đãi. Ngoài ra còn có một số mặt hàng do nhu cầu mua sắm lớn như sắt, thép, các linh kiện điện tử…thì Ngân hàng cũng đã hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp có nhu cầu, từ đó góp phần làm tăng doanh số cho vay của Ngân hàng.

Doanh số thu nợ là một chỉ tiêu quan trọng, nếu doanh số thu nợ lớn hơn doanh số cho vay thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đạt kết quả tốt và ngược lại. Năm 2009 doanh số thu nợ đạt 549.547 triệu đồng tăng 71,55% tương ứng 229.200 triệu đồng trong đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì doanh số thu nợ tăng 205.290 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng là 95,37%. Doanh số thu nợ tăng chứng tỏ các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả bên cạnh đó còn có phần quan trọng không nhỏ của các cán bộ tín dụng luôn giám sát việc sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp đồng thời nhắc nhở các doanh nghiệp trả nợ đúng hạn. Doanh số thu nợ tăng thể hiện quy trình cho vay ngắn hạn hiệu quả cao. Cán bộ tín dụng đã làm tốt các bước trong quy trình cho vay ngắn hạn như phân tích phương án kinh doanh, tính khả thi cũng như nguồn tài chính của các doanh nghiệp.

Đối với DNCV

DNCV của Ngân hàng tăng qua các năm nhưng với tốc độ chậm, Các khoản này phát sinh nguyên nhân chính là do khách quan chẳng hạn khách hàng chưa trả nợ cho doanh nghiệp nên doanh nghiệp không có tiền để trả nợ cho Ngân hàng, hay do sự chuyển đổi cơ cấu của chính phủ như những mặt hàng trước đây được phép xuất khẩu nay lại không được phép… dẫn đến các doanh nghiệp bế tắc, làm ăn thua lỗ….

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với dnnqd của ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng - chi nhánh bình định (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w