Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với dnnqd của ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng - chi nhánh bình định (Trang 38 - 41)

quốc doanh theo ngành kinh tế

Hiện nay các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tham gia vào hầu hết các lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên để dễ dàng cho việc phân tích có thể chia thành các ngành chính sau: Công nghiệp, Thương mại- dịch vụ, Xây dựng và GTVT, các ngành khác. Do đó tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNNQD được thể hiện như sau:

Bảng 2.3: Tình hình cho vay ngắn hạn đối với DNNQD theo ngành kinh tế

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%)

1.DSCV 205.465 100 415.142 100 746.256 100 Công nghiệp 31.191 15,18 84.165 20,27 167.457 22,44 Thương mại- dịch vụ 100.457 48,89 175.254 42,22 298.485 40,00 Xây dựng và GTVT 26.465 12,88 58.784 14,16 146.437 19,62 Ngành khác 47.352 23,05 96.939 23,35 133.877 17,94 2.DSTN 320.347 100 549.547 100 710.458 100 Công nghiệp 67.152 20,96 122.475 22,29 175.546 24,71 Thương mại- dịch vụ 144.547 45,12 241.412 43,93 309.478 43,56 Xây dựng và GTVT 56.968 17,78 95.572 17,39 94.278 13,27 Ngành khác 51.680 16,13 90.088 16,39 131.156 18,46 3. DNCV 304.545 100 512.187 100 698.466 100 Công nghiệp 60.458 19,85 117.186 22,88 164.524 23,56 Thương mại- dịch vụ 114.296 37,53 195.885 38,24 264.687 37,90 Xây dựng và GTVT 79.478 26,10 108.787 21,24 144.475 20,68 Ngành khác 50.313 16,52 90.329 17,64 124.780 17,86

Tình hình biến động của các khoản mục:

Chỉ tiêu So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1.DSCV 209.677 102,05 331.114 79,76

2.DSTN 229.200 71,55 160.911 29,28

3.DNCV 207.642 68,18 186.279 36,37

(Nguồn: Bảng kết quả cho vay của VPBank Bình Định giai đoạn 2008 – 2010)

Sơ đồ 2.3: Doanh số cho vay ngắn hạn đối với DNNQD theo ngành kinh tế

Quan sát bảng số liệu trên ta thấy:

- Ngành Thương mại - dịch vụ luôn là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các ngành và điều này không chỉ đối với riêng VPBank mà hầu như các Ngân hàng khác cũng đều có tỷ trọng về Thương mại – dịch vụ như vậy. Điều này thể hiện rõ qua DSCV ngành thương mại- dịch vụ trung bình chiếm 50% DSCV của Ngân hàng. Năm 2009 ngành Thương mại-dịch vụ đạt 175.254 triệu đồng tương ứng 42,22%. Giai đoạn này là giai đoạn Ngân hàng vừa mới đi vào hoạt động, để thu hút được sự chú ý từ các DN nên Ngân hàng đã sử dụng nhiều chương trình khuyến mãi, quãng bá sản phẩm của mình nên doanh số năm 2008 có phần nhích hơn năm 2009. Sang năm

Năm Triệu đồng

2010 do tình hình kinh tế đã đi vào ổn định, DSCV của Ngân hàng cũng đã tăng điều, cụ thể tốc độ tăng trưởng của năm này so với 2009 là 70,31% tương ứng 123.231 triệu đồng. Xu thế hiện nay tạo điều kiện thuận lợi cho ngành này phát triển. Thời gian quay vòng vốn nhanh, chủ yếu là để bổ sung nhu cầu vốn lưu động nên quy mô vốn vay tương đối khiêm tốn. Tuy quy mô vốn vay nhỏ nhưng nó chiếm tỷ trọng lớn nên Ngân hàng đã thu được lợi nhuận không nhỏ từ ngành này. Đối với DSTN thì tăng đều qua các năm; năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn, mọi hoạt động phát triển chậm lại, tuy nhiên nhờ sự quản lý tốt về khâu thu nợ của cán bộ ở CN và có quan hệ rộng rãi nên chiếm tỷ trọng khá cao cụ thể năm 2008 là 144.547 triệu đồng tương ứng với 45,12%, sang năm 2009 tốc độ tăng trưởng so với năm 2008 là 67,01% tương ứng với 96.865 triệu đồng, bước qua năm 2010 tốc độ tăng trưởng chậm lại hơn so với 2009 là 28,19% tương ứng 68.066 triệu đồng.

- Chiếm tỷ trọng sau ngành Thương mại-dịch vụ là ngành Công nghiệp với DSCV năm 2009 đạt 84.165 chiếm 20,27% trong tổng DSCV của ngành cao hơn năm 2008 là 52.974 triệu đồng; qua năm 2010 thì tốc độ tăng trưởng ổn định hơn và đạt tốc độ tăng trưởng với con số cụ thể là 167.457 triệu đồng chiếm 22,44% trong tổng DSCV. Tương tự như DSCV, DSTN năm 2009 đạt 122.475 triệu đồng tương ứng 22.29% cao hơn so với năm 2008 là 55.323 triệu đồng, năm 2010 tăng lên 53.071 triệu đồng chiếm 24,71%. Công nghiệp là ngành được chú trọng hàng đầu, một nước được coi là phát triển thì ngành công nghiệp phải dẫn đầu về tỷ trọng so với các ngành khác.. Chúng ta có thể thấy tỷ trọng ngành Công nghiệp đã có chiều hướng ngày càng tăng, muốn mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị công nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường trong và nước ngoài thì cần có sự hỗ trợ vốn từ phía các Ngân hàng và do đó

DSCV đối với ngành Công nghiệp mà VPBank CN Bình Định đã tăng lên qua các năm.

- Các ngành khác cũng không ngừng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của mình trong đó như ngành Xây dựng- GTVT. Năm 2009 DSCV đạt 58.784 triệu đồng tăng 32.319 triệu đồng so với năm 2008, sang năm 2010 vẫn giữ tốc độ vừa phải so với năm trước đó với DSCV đạt 146.437 triệu đồng tương ứng 19,62% trong tổng doanh số của ngành, DSTN, DNCV cũng đạt mức tương đối. Ngành xây dựng là một trong những ngành rất phát triển ở nước ta cũng như trên địa bàn thành phố nói riêng. Trong năm qua tốc độ đô thị hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng ở thành phố diễn ra tấp nập, khẩn trương cùng với đó là việc giải toả đền bù và bố trí tái định cư cho người dân…làm cho nhu cầu vốn trong xây dựng là rất lớn. Tuy nhiên DSCV lại chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp lớn, những dự án lớn, còn những dự án nhỏ thì ít hơn nên cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp có thể mô rộng quy mô phát huy tối đa năng lực của mình.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay ngắn hạn đối với dnnqd của ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng - chi nhánh bình định (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w