- Thành phố Quy Nhơn đang trong giai đoạn phát triển ngày càng cao, có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho thành phố cũng như cho nền kinh tế của cả nước để có thể tự tin hơn nữa trên đấu trường quốc tế là WTO. Do đó Ngân hàng có vai trò rất lớn trong việc tăng cường thu hút vốn để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn cho các tổ chức kinh tế. Do vậy trong 3 năm qua Chi nhánh đã nỗ lực để có thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, các cá nhân . Sau đây là tình hình cho vay chung của chi nhánh qua 3 năm:
Bảng 2.2:Tình hình cho vay theo thời hạn tại VPBank Bình Định giai đoạn năm 2008 – 2010
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) 1.DSCV 674.654 100 1.233.647 100 1.480.376 100 Ngắn hạn 480.179 71,17 801.145 64,94 954.142 64,45 Trung,dài hạn 194.475 28,83 432.502 35,06 526.234 35,55 2.DSTN 392.536 100 793.186 100 972.505 100 Ngắn hạn 298.167 75,96 514.134 64,82 625.547 64,32 Trung,dài hạn 94.369 24,04 279.052 35,18 346.958 35,18 3.DNCV 315.118 100 742.461 100 916.707 100 Ngắn hạn 247.494 78,54 522.841 70,42 574.543 62,61 Trung,dài hạn 67.624 21,46 219.620 29,58 341.582 37,39 4.NXBQ 0 0 2.853 100 3.538 100 Ngắn hạn 0 0 1.796 62,95 2.376 67,16 Trung,dài hạn 0 0 1.057 37,05 1.162 32,84 5. TLNX (%) 0 0,38 0,418 Ngắn hạn 0 0,34 0,374 Trung, dài hạn 0 0,48 0,528
Tình hình biến động của các khoản mục:
Chỉ tiêu So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1.DSCV 558.993 82,85 123.365 20,00 2.DSTN 400.650 102,06 79.319 22,61 3.DNCV 427.343 135,61 74.246 23,46 4.NXBQ 2.853 _ 285 24,01
( Nguồn trích: Bảng cân đối kế toán của chi nhánh VPBank Bình Định giai đoạn 2008 – 2010)
Ở hai bảng trên ta thấy được DSCV ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng DSCV của các năm, tỷ trọng DSCV ngắn hạn chiếm 71,17% tương ứng
là 480.179 triều đồng trong tổng DSCV năm 2008, năm 2009 là 64,94% tương ứng 801.145 triệu đồng, năm 2010 tiếp tục tăng lên 954.142 triệu đồng. Ta thấy tỷ trọng DSCV ngắn hạn giảm trong năm 2009 (từ 71,17% xuống còn 64,94%) vì ở năm này NH tăng cường hoạt động cho vay dài hạn nên DSCV trung dài hạn tăng lên khá cao, từ 194.475 triệu đồng tăng lên 432.502 triệu đồng, tăng hơn 2 lần so với năm trước với mức tăng trưởng là 122,39%. Tương tự, năm 2010 hoạt động cũng ổn định và có tốc độ cao hơn so với năm 2009
Bên cạnh đó thì DSTN cũng tăng nhanh, trong năm 2008 DSTN là 392.536 triệu đồng, năm 2009 là 793.186 triệu đồng, tăng lên 400.650 triệu đồng với tốc độ tăng là 102,06%. Trong đó cơ bản là DSTN ngắn hạn, DSTN ngắn hạn tăng 215.967 triệu đồng với tốc độ tăng là 72,43.
Cả DSCV và DSTN đều tăng từ đó kéo theo DNCV cũng tăng theo. Năm 2008 DNCV là 315.118 triệu đồng và năm 2009 là 742.461 triệu đồng, tăng lên 427.343 triệu đồng với tốc độ tăng là 135,61%. Trong đó số tiền của DNCV trong ngắn hạn cũng chiếm phần lớn là 250.253 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng trưởng là 104,81%, còn trung và dài hạn là 177.090 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng là 231,91%.
Chất lượng tín dụng được đánh giá dựa vào nợ xấu, nợ quá hạn. Không một Ngân hàng nào hoạt động kinh doanh mà không có phát sinh nợ quá hạn hay nợ xấu tuy nhiên không hẳn chúng là xấu hoàn toàn vấn đề là Ngân hàng có những biện pháp tích cực để có thể giảm tỷ lệ nợ này.
Tóm lại Ngân hàng đã cố gắng đẩy mạnh cho vay trung dài hạn để có thể đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp, và với cơ hội đó doanh nghiệp đã và đang ra sức sử dụng một cách có hiệu quả không chỉ có lợi cho mình mà còn góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cho thành phố.
2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP VPBank CN Bình Định trong giai đoạn vừa qua
Cũng như mọi tổ chức kinh doanh khác trong nên kinh tế, Ngân hàng luôn đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, để có được điều này thì không phải là dễ nhưng với quy mô ngày càng được mở rộng, ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động… đã đem lại cho VPBank chi nhánh Bình Định nhiều thành công. Dưới đây là bảng số liệu về tình hình thu nhập chi phí và lợi nhuận của VPBank chi nhánh Bình Định giai đoạn 2008 – 2010:
Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh tại VPBank chi nhánh Bình Định trong giai đoạn 2008 – 2010
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) 1. Tổng thu 8.402 100 22.136 100 49.436 100 Hoạt động TD 5.343 63,59 15.034 67,91 22.537 76,91 Thu lãi TG 2.054 24,44 4.092 18,48 15.501 18,48 Thu khác 1.005 11,97 3.010 13,61 11.398 23,06 2. Tổng chi 7.949 100 20.154 100 46.088 100 Trả lãi TG 4.307 54,18 14.598 72,43 26.958 58,49 Trả lãi TV 2.515 31,64 2.495 12,38 13.745 29,82 Chi khác 1.127 14,18 3.061 15,19 5.385 11,69 Tổng LN 453 100 1.982 100 3.348 100
(Nguồn trích: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh VPBank Bình Định trong giai đoạn 2008 – 2010)
Như vậy, qua bảng số liệu trên ta nhận thấy hoạt động tài chính của chi nhánh không ngừng phát triển, tăng đều từng năm và vượt mức kế hoạch đưa ra. Cụ thể ta thấy lợi nhuận năm 2009 tăng nhiều so với 2008 là 1.529 triệu đồng, có được như vậy là vì những tháng đầu năm 2008 là khoảng thời gian Ngân hàng vừa được thành lập vì vậy nên tốn nhiều khoản chi phí đáng kể dẫn đến tổng chi của năm này khá lớn so với tổng thu, bước sang năm 2009 và 2010 CN đã có nhiều khởi sắc hơn, hoạt động kinh doanh ổn định hơn. Năm 2010 lợi nhuận tăng lên 1.366 triệu đồng tương ứng với 68,92%. Nhìn chung lợi nhuận của Ngân hàng đều tăng qua các năm, mặc dù với tốc độ không cao nhưng điều này cũng chứng tỏ sự nhiệt tinh, năng động và trình độ chuyên môn cũng như sự chuyên nghiêp của đội ngũ cán bộ và nhân viên Ngân hàng VPBank CN Bình Định.