Những kết quả đã đạt được

Một phần của tài liệu Thực trạng của việc đầu tư vào KCN, KCX.DOC (Trang 29 - 39)

III. Kết quả và những tồn tại trong hoạt động của các khu công nghiệp

A. Những kết quả đã đạt được

Việc xây dựng và phát triển KCN, KCX thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và của ngành, địa phương, vùng lãnh thổ nói riêng trong quá trình triển khai nghị quyết của Đảng giai đoạn vừa qua(1991-2006) đã đạt được những kết quả sau:

1. Hình thành hệ thống các KCN, KCX trên cơ sở chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội trên cả nước.

Đến cuối tháng 12/2005 đã có 131 KCN, KCX đựơc thủ tướng chính phủ quyết định thành lập, phân bố trên 47 tỉnh thành với tổng diện tích đất tự nhiên 26.986 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt18.044 ha.

Trừ vùng Tây Bắc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, tất cả các vùng còn lại đều thành lập KCN, KCX. Riêng 3 vùng kinh tế trọng điểm đã chiếm tới 73% số lượng KCN, KCX của cả nước (96 khu).

Quy mô trung bình của các KCN, KCX là 206 ha. Các vùng có điều kiện tương đối khó khăn, ít có lợi thế phát triển công nghiệp đựơc bố trí các KCN, KCX có quy mô trung bình thấp hơn, như vùng Tây Nguyên( 115,75 ha), vùng Đông Bắc Bắc Bộ(144,5ha); các vùng có điều kiện phát triển công nghiệp được bố trí cao hơn, như Đông Nam Bộ (253,3 ha), Đồng bằng sông Hồng(173,7 ha).

Các KCN, KCX được thành lập và phát triển phù hợp với mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm. Kế hoạch 5 năm 1991-1995 là giai đoạn đầu thí điểm phát triển KCN, KCX số lượng các KCN, KCX trong giai đoạn này là 12 với tổng diện tích đất tự nhiên là 2360 ha. Sau giai đoạn này, việc thành lập các KCN, KCX được đẩy nhanh, cụ thể trong kế hoạch 5 năm 1996-2000 thành lập 53 KCN, KCX với tổng diện tích đất tự nhiên 9706,12 ha, tăng 4,4 lần về số lượng và 4,1 lần về diện tích so với giai đoạn 1991-1995; kế hoạch 5 năm 2001- 2005 thành lập 66 KCN, KCX vói tổng diện tích 13.140,4 ha, tăng 24,5% về số lượng và 354% về diện tích so với kế hoạch 5 năm 1996-2000.

Các khu công nghiệp,khu chế xuất được hình thành lập và phát triển phù hợp với quy hoạch xây dựng và phát triển khu công nghiệp khu chế xuất cả nước và định hướng phát triển phân bố công nghiệp của địa phương. Phần lớn các KCN, KCX ưu tiên thành lập đến năm 2000 được thủ tướng chính phủ phê duyệt tại các Quyết định số 519 ngày 6/8/1996 số 713 ngày 30/8/1997và số 194/1998 ngày 01/10/1998( với tổng số 56 KCN, KCX được dự kiến thành lập) đã được thành lập và đi vào họat động. Các quy hoạch KCN, KCX đã được quy hoạch và triển khai là một bước cụ thể hóa nghị quyết đại hội VII về quy hoạch vùng, địa bàn trọng điểm về KCN, KCX phù hợp với tình hình phát triển và nhu cầu sử dụng đất của các địa phương.

2. KCN, KCX đã huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, phục vụ cho CNH- HĐH đất nước.

KCN, KCX ra đời và hoạt động trước hết vì mục tiêu huy động vốn đầu tư nước ngoài và thực hiện chính sách đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, được sửa đổi, bổ sung năm 1990 và 1992 và Luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi, bổ sung năm 2000. Đặc biệt từ luật đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 1992, KCN, KCX đã được đề cập đến như một hình thức thu hút đầu tư nước ngoài, với các đặc điểm riêng biệt.

Các KCN, KCX với những chính sách ưu đãi và những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngày càng là địa bàn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Số dự án đầu tư nước ngoài và tổng vốn đăng ký vào KCN, KCX dần được mở rộng trong giai đoạn đầu 1991-1995 và đặc biệt tăng trưởng cao trong 5 năm 2000 và giai đoạn 2001- 2005. Nếu trong kế hoạch 5 năm 1991-1995, khi các KCN, KCX đang trong quá trình triển khai xây dựng, số vốn đầu tư nước ngoài thu hút mới đạt được 155 dự án với tổng số vốn 1550 triệu USD, thì trong kế hoạch 5 năm 1996-2000, số dự án tăng thêm đạt 7.213 triệu USD tăng 3,8 lần về số dự án và 4,65 lần về tổng vốn đầu tư đăng ký so với kế hoạch 5 năm 1991-1995. Số dự án tăng thêm giai đoạn kế hoạch 5 năm 2001- 2005 là 1377 dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt 8080 triệu USD, tăng gấp 2,34 lần số dự án và 12% tổng vốn đầu tư so với kế hoạch 5 năm 1996- 2000. Tốc độ tăng bình quân về số dự án và tổng vốn đầu tư lũy kế giai đoạn 1996-2000 tương ứng là 37% và 46% ,kế hoạch hoạch 5 năm 2001-2005 là 23% và 14%.

Nhìn lại chặng đường 15 năm xây dựng và phát triển cho thấy KCN, KCX đòng góp ngày càng quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tính đến cuối tháng 12/2005, các KCN, KCX đã thu hút được 2120 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 16.843 triệu USD. Tỷ trọng vốn đầu tư đăng ký của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong KCN, KCX trong tổng vốn đầu tư nước ngoài trong cả nước tăng dần qua các năm và đạt 45% năm 2005. Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu là các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài( khoảng 1820 dự án với tổng vốn đăng ký đạt13.600 triệu USD, chiếm 85% về số dự án và hơn 80% về tổng vốn đã đăng ký), hình thức liên doanh có khoảng 200 dự án( gần

3000 triệu USD), còn lại hình thức liên doanh cổ phần( 6 dự án) và hợp đồng hợp tác kinh doanh (12 dự án).

Ngoài ra các KCN, KCX còn là một trong những giải pháp để thực hiện chủ trương phát huy nội lực của các thành phần kinh tế trong nước. Đến cuối tháng 12/2005, tổng số có 2367 dự án trong nước có hiệu lực trong KCN, KCX với tổng vốn đầu tư trên 113 nghìn tỷ đồng.

3. KCN, KCX có đóng góp không nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng CNH-HĐH.

Thực tế, trong 15 năm xây dựng và phát triển, cho thấy các KCN, KCX đóng góp ngày càng lớn trong việc nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong GDP của cả nước. Tổng giá trị sản suất của các khu công nghiệp,khu chế xuất thời kỳ 1996-2000 đạt 9.5 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 20% năm; thời kỳ 2001-2005 đạt khoảng 44,4 tỷ, gấp 5 lần so với kế hoạch 5 năm trước và tăng bình quân 32% năm. Tỷ trọng sản suất công nghiệp của các doanh nghiệp khu công nghiệp,khu chế xuất trong tổng giá trị sản suất của cả nước tăng lên mức đáng kể từ mức 8% năm 1996 lên 14% năm 2000 và tù 17% năm 2001lên khoảng 28% năm 2005.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp KCN, KCX thời kỳ kế hoạch 5 năm 1996-2000 đạt 6,2 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 18% năm (từ năm1991-1996 giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp khu công nghiệp,khu chế xuất không đáng kể); kế hoạch 5 năm 2001-2005 tăng bình quân 24%/năm cao hơn tốc độ bình quân giá trị xuất khẩu công nghiệp cuả cả nước(đạt bình quân khoảng 17%). Tỷ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN, KCX trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đã tăng lên từ 15% năm 2000 đến 20% năm 2005. Đặc biệt giá trị xuất khẩu của các khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và đạt khoảng 2,9 tỷ USD trong năm 2005. Khu chế xuất Tân Thuận được đánh giá giá trị cao nhất trong các khu chế xuất, khu công nghiệp ở nước ta hiện nay về giá trị đầu tư, doanh thu và giá trị xuất khẩu. Tính ra mỗi ha đất ở đây thu hút khoảng 5 triệu USD vốn đầu tư,xuất khẩu đạt trung bình khoảng 4 triệu USD một năm.

Tổng giá trị nhập khẩu của các doanh nghiệp khu chế xuất, khu công nghiệp thời kỳ 2001-2005 đạt khoảng 27,3 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 32%/năm và tăng gấp 3,4 lấn so với tổng giá trị nhập khẩu trong kế hoạch 5 năm 1996-2000.

Các doanh nghiệp KCN, KCX bước đầu đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước, trong thời kỳ 2001-2005 tổng giá trị nộp ngân sách của các KCN, KCX tăng mạnh và đạt 2 tỷ USD tăng bình quân khoảng 45% năm và gấp 6 lần so với kế hoạch 5 năm 1996-2000.

4. KCN, KCX đã tạo ra một kết cấu hạ tầng mới, hiện đại có giá trị lâu dài.

Xây dựng kết cấu hạ tầng là điều kiện hết sức quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Để thu hút đầu tư váo KCN, KCX tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc triển khai dự án nhanh, ngoài các chính sách ưu đãi về tài chính và cơ chế quản lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng các KCN, KCX. Tại các KCN, KCX cơ sở hạ tầng kinh tế -kỹ thuật nói chung khá hoàn chỉnh, một số đạt tiêu chuẩn quốc tế nhất là đường sá, kho bãi, điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc và các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.

Đến cuối tháng 12/2005, 131 dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng trên cả nước gồm 19 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 112 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đạt hơn 1tỷ USD và 33 nghìn tỷ đồng. Hình thức đầu tư cơ sở hạ tầng đa dạng và phong phú phù hợp với yêu cầu của từng địa phương. Các KCN, KCX do các doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm chủ đầu tư chiếm số lượng lớn nhất: 45 khu công nghiệp,khu chế xuất với tổng vốn đầu tư 15.673 tỷ đồng; 33 KCN, KCX được đầu tư theo cơ chế đơn vị sự nghiệp có thu hồi với tổng vốn đầu tư đạt trên 7.424 tỷ đồng, các KCN, KCX còn lại do doanh nghiệp nhà nước làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư đạt hơn 9.835 tỷ đồng( 34 khu công nghiệp ).

Trên phạm vi cả nước đến cuối năm 2005, đã có 79 KCN, KCX đã hoàn thành xây dựng cơ bản và đi vào vận hành với tổng số vốn đầu tư cơ sở hạ tầng hơn 760 triệu USD và 20.000 tỷ đồng, vốn thực hiện đạt hơn 500 triệu USD và

8000 tỷ đồng, 51 khu công nghiệp khu chế xuất, còn lại đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản.

Tại các địa phương đã hoàn thành việc xây dựng KCN, KCX, kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ và hoàn thiện thực sự góp phần thay đổi diện mạo của địa phương, đặc biệt là tại các địa phương có tiềm năng phát triển các KCN, KCX, hệ thống KCN, KCX với hạ tầng trong và ngoài đã được đầu tư đồng bộ và hiện đại đã góp phần chủ yếu hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội, tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh đầu tư vào KCN, KCX cũng như thúc đẩy mối liên kết kinh tế ngành, vùng, đặc biệt là một số tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như Đồng Nai, Bình Dương.

5. Các KCN, KCX sử dụng ngày càng hiệu quả cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh hợp tác sản suất, tăng cường mối liên kết ngành trong trong phát triển kinh tế.

Hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng gắn liền với đất của các KCN, KCX đang hoạt động ngày càng được nâng cao, thể hiện ở các chỉ tiêu:

- Trong thời kỳ 2001-2005, các KCN, KCX đã cho thuê thêm được khoảng hơn 7000 ha đất công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy đất khu công nghiệp,khu chế xuất đã vận hành tăng đều hàng năm từ 40% năm 1996 lên 50% naưm 2000 và từ 55% năm 2001 lên 72% năm 2005.

- Tính đến cuối tháng 12/2005 bình quân 1 ha đất của các KCN, KCX đã vận hành thu hút được 1,93 USD tăng 60% so với năm 2001 (1,2 triệu USD/ha). - Giá trị sản suất công nghiệp do 1 ha đất công nghiệp tạo ra tăng đều qua các năm từ 0.54 triệu USD/ha đến 0.76 triệu USD/ha; giá trị xuất khẩu bình quân hàng năm trong kế hoạch 2001-2005 đạt 0.33USD/ha.

Hiệu quả sử dụng đất cho các KCN, KCX là rất rõ ràng. Cho đến thời điểm 12/2005, theo số liệu điều tra 1 ha đất nông nghiệp chỉ sử dụng 4-5 lao động, trong đó tại các khu công nghiệp,khu chế xuất số lượng lao động thu hút bình quân là 30-100 người. Về giá trị sản xuất, 1 ha đất trồng trọt trung bình tạo ra

khoảng 10 triệu đồng giá trị sản xuất trong khi 1 ha đất KCN, KCX đã cho thuê tạo ra khoảng 30 tỷ đồng.

6.Các KCN, KCX đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, nâng cao dân trí và thực hiện các chính sách xã hội.

Phát triển KCN, KCX mở ra một không gian kinh tế rộng lớn, một kênh mới rất có tiềm năng để thu hút lao động, giải quyết việc làm cho lao động xã hội. Lực lượng lao động trong KCN, KCX gia tăng cùng với sự gia tăng các KCN, KCX thành lập mới và mở rộng, các dự án hoạt động trong KCN, KCX, Trong thời kỳ 2001 – 2005, các KCN, KCX đã thu hút thêm được 656.000 lao động trực tiếp, gấp 4 lần so với thời kỳ trước (1991 – 2000), hiện nay (6/2006), các KCN, KCX đã thu hút được khoảng 865.000 lao động trực tiếp, nếu tính cả số lao động gián tiếp thì số lao động thu hút được còn lớn hơn nhiều (ước tính lượng lao động gián tiếp khoảng 1.5 triệu người).

KCN, KCX là nơi sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công nghiệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độ khu vực và quốc tế. Đến nay, nhiều khu công nghiệp đã xây dựng các cơ sở dạy nghề (Trung tâm dạy nghề Việt Nam Singapore, Trường Kỹ nghệ Thừa Thiên Huế, Trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ Biên Hòa…). Đặc biệt đã hình thành mô hình liên kết đào tạo và sử dụng nhân lực giữa các khu công nghiệp và nhà trường (Đồng Nai)… KCN, KCX tự đào tạo nghề là hướng rất quan trọng để giải quyết tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật hiện nay.

7. KCN, KCX đã góp phần nhất định vào việc bảo vệ môi trường sinh thái.

KCN, KCX là nơi tập trung các doanh nghiệp, do đó có điều kiện tập trung các chất thải do các doanh nghiệp thải ra để xử lý. KCN, KCX góp phần thực hiện mục tiêu di dời các cơ sở sản xuất từ nội đô vào, do đó góp phần giải quyết ô nhiễm đô thị, xử lý tập trung ô nhiễm. Thực tế cho thấy, một số KCN, KCX thực hiện rất tốt và hài hòa mục tiêu thu hút đầu tư với giải quyết vấn đề môi trường, thực sự là những “công viên công nghiệp”, là mẫu hình để các KCN, KCX khác tiếp tục triển khai áp dụng, điển hình là khu công nghiệp Biên Hòa II, khu công nghiệp Thăng Long.

8. Các KCN, KCX có tác dụng lan tỏa tích cực tới trình độ phát triển của các vùng, các ngành, các lĩnh vực.

KCN, KCX góp phần mở rộng thị trường các yếu tố đầu vào, đầu ra tại các vùng lân cận, đặc biệt là những địa phương trình độ công nghiệp phát triển, thấy rõ nhất điều này là sức lan tỏa lớn của KCN, KCX tại thành phố Hồ Chí Minh tới các tỉnh lân cận (Đồng Nai, Bình Dương), chuyển các địa phương này từ cơ cấu kinh tế thuần nông sang cơ cấu kinh tế công nghiệp hiện đại. Trong thời gian tới, xư hướng lan tỏa từ các KCN, KCX ở các địa phương này sẽ còn mở rộng hơn nữa sang các địa phương khác như Long An, Bình Phước…

Cùng với quá trình phát triển các khu công nghiệp, nhu cầu về nhân lực (cả công nhân và cán bộ quản lý) ngày càng lớn. Để đáp ứng nhu cầu này, trong

Một phần của tài liệu Thực trạng của việc đầu tư vào KCN, KCX.DOC (Trang 29 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w