Một số giải pháp nhằm giảm thiểu những bất cập về văn hoá xã hộ

Một phần của tài liệu Thực trạng của việc đầu tư vào KCN, KCX.DOC (Trang 50 - 55)

III. Kết quả và những tồn tại trong hoạt động của các khu công nghiệp

10. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu những bất cập về văn hoá xã hộ

trong các KCN, KCX.

- Về văn hoá:

+ Trong quy hoạh các KCN, KCX, các cơ quan quản lý Nhà nước và dịa phương phải quan tâm đến lĩnh vực văn hóa. Các thiết chế văn hoá phục vụ đời sống văn minh, tinh thần của người lao dộng cần phải được đầu tư, quy hoạch ngay từ đầu, đồng bộ với các công trình hạ tầng kinh tế kỹ thuật.

+ Có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư một cách phù hợp vào lĩnh vực văn hoá, dảm bảo sự phát triển nền văn hoá mang bản sắc cộng đồng KCN, KCX phù hợp với phát triển bền vững.

+ Xây dựng các nội dung, hình thức,phương pháp cụ thể về hoạt động xây dựng đời sống văn hoá, quản lý các hoạt động dịch vụ văn hoá tại các KCN, KCX.

+ Xây dựng các hương ước, quy ước, các tiêu chí văn hoá theo hướng giũ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam của Đảng và Nhà nước. - Về công trình xã hội trong các KCN, KCX.

+ Để giải quyết vấn dề nhà ở cho người lao động, giải quyết những vướng mắc về nhà ở tạm bợ, tự phát như hiện nay, một số diạ phương đã đầu tư xây dựng các khu nhà ở với quy mô vừa phải như khu công nghiệp Linh

TrungI, II, Khu công nghiệp Biên Hoà, Sóng Thần mới đây nhất là khu công nghiệp Quế Võ… Tuy nhiên, những dự án trên còn là quá ít so với tốc độ phát triển các KCN, KCX. Nên chăng, có chính sách huy động vốn từ các doanh nghiệp cho dầu tư phát triển nhà ở tại các KCN, KCX, Nhà nước hỗ trợ một phần từ ngân sách, phát hành trái phiếu phát triển đô thị, trường học, bệnh viện, chợ, bưu điện…ở các KCN, KCX.

+ Dành một phần dất nhất định khi quy hoạch tổng thể KCN, KCX để xây dựng các thiết chế văn hoá, nhà ơ khu dân cư công nghiệp để công nhân, gia dình người lao động thuê hoặc mua với phương thức trả góp. Doanh nghiệp tư nhâ, các công ty TNHH trong các KCN, KCX không có khả năng đầu tư có thể được huy động đóng góp theo hình thức khác, vì lợi ích chung của địa phương, người lao động và doanh nghiệp.

+ Có cơ chế khuyến khích xây dựng các khu đô thị mới, các dịch vụ phụ trợ phục vụ sinh hoạt vật chất và tinh thần xung quanh KCN, KCX theo một quy hoạch kiến trúc tổng thể.

Quá trình phát triển các KCN, KCX ở nứoc ta đã có những tác động tích cực đối với nền kinh tế nói chung và quá trình CNH- HĐH nói riêng. Tuy nhiên với những hạn chế, bất cập về văn hóa, xã hội đã nêu ở trên đã đến lúc cần thiết phải có những thay đổi cơ bản về quản lý Nhà nướ, về cơ chế chính sách trên lĩnh vực văn hoá, xã hội để các KCN, KCX có bước phát triển mới về chất, nâng cao chất lượng cuộc sống một cách bền vững của các cộng đồng, xã hội, cá nhân người lao động tại các KCN, KCX trong tương lai gần.

Kết luận

Mong muốn đất nước ngày càng phát triển, đứng vững trong quá trình toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế thế giới đang diễn ra một cách ngày càng mạnh mẽ, bài học từ các nước dã cho chúng ta thấy được muốn phát triển kinh tế thì phải có giải pháp để thu hút vốn và sử dụng vốn đó có hiệu quả. Nhưng thực tế đối với các nước dang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng thì vấn đề nan giải trong phát triển kinh tế là thiếu vốn nên thiếu nhiều thứ, do vậy cơ sở hạ tầng còn kém phát triển gây trở ngại lớn cho việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Để khắc phục được một phần nào vấn đề trên Đảng ta đã chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, huy động mọi nguồn lực để phát triển đất nước, trong đó có vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, phát triển các KCN, KCX. Bởi vì khi phát triển các KCN, KCX ta mới có điều kiện để tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng từ đó mới hấp dẫn các nhà đầu tư. Thật vậy qua bài phân tích trên ta thấy được tình hình, thực trạng và vai trò, tác động của việc hình thành phát triển các KCN, KCX đối với sự phát triển kinh tế, xã hội. Mặt khác chúng ta cũng thấy các tồn tại cần được giải quyết trong các KCN, KCX để từ đó đưa các giải pháp để khắc phục những bất cập trên.

Là sinh viên chuyên ngành khoa đầu tư em rất thích tìm hiểu về vấn đề này. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một dề án môn học, em không có khả năng trình bày hết tất cả các vấn dề liên quan đến các KCN, KCX Việt Nam . Những gì em trình bày ở trên còn hết sức sơ lược và chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Do vậy, em rất mong nhận dược sự chỉ bảo của thầy cô làm cho đề án của em thêm hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy, cô.

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Kinh tế đầu tư chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt- TS. Từ Quang Phương.

2. Giáo trình Kinh tế quốc tế chủ biên: PGS. TS. Đỗ Đức Bình- TS. Nguyễn Thường Lạng.

3. Bài giảng Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ chủ biên: TS Nguyễn HồngMinh.

4. Thời báo Kinh tế Việt Nam (17/07/06). 5. Tạp chí Phát triển kinh tế, tháng 2/2004. 6. Kinh tế và dự báo số 7/2006.

7. Tạp chí công nghệ số tháng 8/2006 (trang 26). 8. Tạp chí Cộng sản số 14, tháng 7/2006.

9. Các trang ưeb:

www. Khu cong nghiep.com. vn/ news- ddetail5 www. moi. gov.vn

www na. gov.vn

http://www.mpi.gov.vn

MỤC LỤC

Lời mở đầu ... 1

1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài đầu tư vào KCN, KCX. ... 1

3. Phương pháp nghiên cứu. ... 2

4. Cơ cấu của đề án gồm: ... 2

ChươngI: ... 3

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT ... 3

I. Một số khái niệm cơ bản. ... 3

1 Khái niệm về đầu tư ... 3

2. Phân loại hoạt động đầu tư. ... 3

3 Khái niệm khu chế xuất. ... 8

3.1 Đặc điểm của khu chế xuất ... 8

3.2 Vai trò của khu chế xuất đối với sự phát triển kinh tế. ... 9

4. Khái niệm khu công nghiệp ... 9

4.2 Vai trò của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế. ... 11

5 Phân biệt khu công nghiệp và khu chế xuất. ... 13

II. Tính tất yếu khách quan của việc hình thành khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ở Việt Nam. ... 15

Chương II: ... 17

Thực trạng của việc đầu tư vào KCN, KCX của Việt Nam. ... 17

I. Tình hình hoạt động của KCN, KCX trong 15 năm qua. ... 17

II. Tác động của hoạt động KCN, KCX đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường Việt Nam. ... 22

1. Tác động về mặt kinh tế. ... 22

1.1 Các KCN, KCX đã góp phần trong sự phát triển công nghiệp đất nước. ... 23

1.2 Tác động của KCN, KCX đến kim ngạch xuất khẩu và ngân sách nhà nước. ... 24

1.3 Tác động của KCN, KCX tới công ăn việc làm. ... 24

2.Tác động của KCN, KCX đến xã hội. ... 25

3.Tác động của KCN, KCX đến môi trường. ... 27

3.1 Tác động ... 27

3.2 Nguyên nhân dẫn đến những tác động trên. ... 28

III. Kết quả và những tồn tại trong hoạt động của các khu công nghiệp và khu chế xuất . ... 29

A. Những kết quả đã đạt được. ... 29

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN, KCX tại Việt Nam. ... 45

1. Phát triển các KCN, KCX phải theo quy hoạch trên bình diện cả nước và cả vùng lãnh thổ chứ không phải là từng địa phương. ... 45

2. Xây dựng chuẩn mực và cơ cấu lại KCN, KCX. ... 46

3. Phát triển đồng bộ các thể loại tập trung công nghiệp. ... 46

4. Cải thiện cơ sở hạ tầng tại các KCN, KCX. ... 47

5. Phát triển các cum dân cư. ... 47

6. Sử dụng đất và tình trạng ô nhiễm môi trường ở các KCN, KCX. ... 48

7. Tiếp thị các KCN, KCX. ... 48

8. Tạo môi trường đầu tư thuận lợi. ... 49

9. Quản lý và các chính sách phát triển các KCN, KCX. ... 49

10. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu những bất cập về văn hoá xã hội trong các KCN, KCX. ... 50

Một phần của tài liệu Thực trạng của việc đầu tư vào KCN, KCX.DOC (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w