Những tồn tại trong hoạt động của các KCN, KCX

Một phần của tài liệu Thực trạng của việc đầu tư vào KCN, KCX.DOC (Trang 39 - 45)

III. Kết quả và những tồn tại trong hoạt động của các khu công nghiệp

B. Những tồn tại trong hoạt động của các KCN, KCX

Tuy đã đạt được một số thành tựu nhưng sự thành công của mô hình hoạt động các KCN, KCX không đều nhau. Các KCN, KCX ở miền Bắc, Trung gặp không ít khó khăn, các khu công nghiệp ở vùng trọng điểm phía Nam nhìn chung phát triển tốt, nhưng vẫn đang gặp các vấn đề tiếp tục được nghiên cứu hoàn thiện. Cụ thể đó là các vấn đề sau:

1. Chất lượng quy hoạch còn thấp việc thực hiện quy hoạch chưa triệt để.

Mặc dù đã trải qua 1 thập kỷ rưỡi phát triển nhưng chúng ta vẫn chưa có 1 quy hoạch phát triển hệ thống KCN, KCX chung cho cả nước cho nên vẫn ở trong tình trạng “nhà nhà cùng làm KCN, KCX”.

Việc đầu tư phát triển các khu công nghiệp,khu chế xuất không theo một quy hoạch thống nhất, hầu như địa phương nào cũng có các KCN, KCX với chức năng tương tự nhau nên không tận dụng được lợi thế so sánh dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt, thậm chí có tình trạng chèn lấn để thu hút đầu tư.

2.Thiếu sự phối hợp giữa các khu công nghiệp,khu chế xuất .

Điều này được thể hiện ngay ở trong nội bộ KCN, KCX. Tính liên kết giữa các tỉnh trong vùng nhằm phát triển các KCN, KCX còn rất yếu, nhiều tỉnh “xé rào” để xây dựng cơ chế ưu đãi riêng nhằm tạo ra cạnh tranh không lành mạnh trong thu hút các nhà đầu tư vào tỉnh mình. Việc này thể hiện sự thiếu nhất quán và ổn định trong môi trường đầu tư nói chung.

Tình trạng nóng vội trong việc thu hút vốn đầu tư nên tìm cách lách luật, đưa ra nhiều ưu đãi riêng mang tính tự trị , chạy theo lợi ích cục bộ, địa phương sai nguyên tắc.Điều này bắt nguồn từ nguyên nhân chạy đua theo phong trào, nhưng cũng cho cả nạn xin – cho tồn tại. Hậu quả là làm thiệt hại chung cho lợi ích cả nước vì thất thu thuế, sử dụng nguồn đất đai bất hợp lý nhất là triển khai KCN, KCX trước rồi mới xin giấy phép sau… làm cho vốn của nhà nước không muốn dàn trải cũng thành dàn trải, thời gian thì công kết cấu hạ tầng kéo dài, lãng phí, môi trường thu hút vốn đầu tư kém hấp dẫn.

Để hấp dẫn các nhà đầu tư, một số địa phương thường chọn địa điểm có mức đền bù rẻ, vùng hoang vu, đầm lầy đồi núi… Do đó điều kiện tiến hành sản xuất kinh doanh ( điện, nước, thông tin liên lạc…) của các doanh nghiệp và công nhân gặp rất nhiều khó khăn. Hậu quả là hình thành các KCN, KCX gượng ép,tỷ lệ lấp đầy không cao hiệu quả sử dụng thấp.

3. Việc chọn địa điểm xây dựng các KCN, KCX là việc làm nghiêm túc song các địa phương vẫn chưa tuân theo các nguyên tắc trên.

Ở nhiều nơi có quá nhiều KCN, KCX dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt của các nhà đầu tư về lựa chọn địa điểm, dẫn tới tốn kém trong xây dựng kết cấu hạ tầng và chôn vốn vào kết cấu hạ tầng lâu và lớn, hiệu quả khu công nghiệp bị giảm sút.

Trong khi đó, các vùng trung du liền kề dân cư thưa thớt, đất đai khô cằn thì nhìn chung vẫn rất “đói” công nghiệp. Nhìn ở phạm vi hẹp hơn việc phát triển các KCN, KCX ngay ngoài rìa của thủ đô hiện tại cũng là một sai lầm bởi việc thành phố sẽ nở ra và một cuộc di cư đầy tốn kém mà chúng ta đang hiện chứng kiến sẽ

4. Giá đất đền bù và giải phóng mặt bằng quá cao.

Theo ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp đầu tư vào các khu này giảm nguyên nhân chính là các khu này không có sẵn đất để đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư do thiếu quỹ đất, mặc dù khách hàng không nhiều nhưng lại không khai thác được do giá đền bù tăng mạnh, giá san lấp mặt bằng lớn.

Mặt khác giá thuê đất trong các KCN, KCX cao, giá cả đất đai của các thành phố ở Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực, giá thuê đất ở thành phố HCM cao gấp 4-6 lần Trung Quốc và gấp 6 lần Thái Lan.

Điểm đáng lưu ý nữa là có sự chênh lệch quá lớn giữa đất trồng trọt và đất nông nghiệp và giữa các địa phương cận kề đô thị, nên việc giải tỏa đất, giải phóng mặt bằng còn gặp rất nhiều khó khăn. Mỗi địa phương lại làm một kiểu có khi chỉ cách nhau một con đường (như khu Mỹ Đình của Hà Nội với khu

An Khánh của Hà Tây), nên tình trạng so bì thiệt hại khá phổ biến. Ở đây có một số vấn đề liên quan đến chính sách đất đai. Chẳng hạn việc tách quyền sở hữu và quyền sử dụng đất, một mặt đã tạo ra cơ chế thông thoáng, tăng cường tự chủ cho người sản suất, quyền tự quyết việc mua bán, chuyển nhượng việc sử dụng đất…nhưng mặt khác cũng đang đặt ra không ít vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết, nhất là việc thu hồi và giải phóng mặt bằng.

5. Nhiều KCN, KCX được thành lập nhưng số đất cho thuê chỉ bằng 45 % đất có thể sử dụng.

Các KCN, KCX được thành lập quá nhiều, chiếm diện tích đất khá lớn trong quỹ đất hạn hẹp của nước ta. Nhiều khu công nghiệp được thành lập cách đây 2-3 năm, thậm chí 4-5 năm mà vẫn chưa có khách đến thuê: khu chế xuất Hải Phòng, Khu công nghiệp Sài Đồng A Hà Nội, khu công nghiệp Kim Hoa Vĩnh Phúc là những thí dụ. Diện tích đất nông nghiệp bị giảm khá nhiều như ở Bình Dương trong 2 năm (2000-2002).

6. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của các KCN, KCX.

Các dự án đầu tư thu hút vào các KCN, KCX ở địa phương có nhu cầu lớn về cán bộ quản lý người Việt Nam giỏi, công nhân tay nghề cao, kỷ luật lao động tốt, song đa số các nơi không đáp ứng được. Chất lượng lao động kém mới có 4-5 % lao động có trình độ Đại học, trên Đại học, 4-5% kỹ thuật viên, 30% công nhân kỹ thuật có qua đào tạo, còn lại là hơn 60% là lao động giản đơn.

8.Cơ chế quản lý các khu công nghiệp,khu chế xuất còn nhiều bất cập, chưa làm rõ cơ chế quản lý, mối quan hệ giữa các cơ quan liên quan còn chưa đồng bộ, chậm ban hành sửa đổi bổ sung quy chế khu chế xuất, khu công nghiệp.

- Chính sách thu hút đầu tư của ta còn chậm điều chỉnh so với tình hình thực tiễn và hay thay đổi làm các nhà đầu tư nản lòng. Tiêu chí có cơ sở khoa học và thực tiễn về thành lập KCN, KCX chưa rõ ràng làm giảm tính chất bắt buộc của quy hoạch xây dựng và phát triển KCN, KCX .

Có quy hoạch rồi thì vấn đề xây dựng KCN, KCX nào trước, nào sau cũng chưa có tính tự giác, có tính toán kỹ càng, nên còn rơi vào tình trạng bị động, tự phát. Tệ hại nhất là còn có cả nạn xin- cho cả về vốn đầu tư lẫn quy hoạch. Có nơi quy hoạch rồi nhưng vẫn chưa xây dựng được, có nơi chưa quy hoạch thì vẫn xin được giấy phép và vốn đầu tư ( do có nhà đầu tư chấp thuận cấp vốn liên doanh hoặc 100% vốn xây dựng và kết cấu hạ tầng).

- Chính sách phát triển KCN, KCX chưa được đổi mới. Lúc đầu, KCN, KCX ra đời là nhằm nhằm tạo ra một khu vực tập trung có quy chế riêng, năng động và thông thoáng so với môi trường kinh doanh hiện tại của cả nước. Nhưng tính chất chủ yếu có ý nghĩa dài hạn của các KCN, KCX lại không hoàn toàn như vậy. Chẳng hạn, khi môi trường kinh doanh của cả nước thông thoáng dần, các rào cản về hành chính, chính sách quản lý đối với sự phát triển dần được gỡ bỏ, đất nước hội nhập sâu hơn vào các luật chơi chung mang tính quốc tế…, thì các KCN, KCX phải là nơi tập trung hoá, chuyên môn hoá, xử lý tốt các chất thải công nghiệp để bảo vệ môi trường tốt nhất. Trong khi đó, tại phần lớn các KCN, KCX của Việt Nam do phải giảm mạnh chi phí đầu tư để cạnh tranh thu hút vốn, nên phần đầu tư cho khâu xử lý phát thải công nghiệp bảo vệ môi trường chưa được chú trọng đúng mức. Thực tế đó đang làm giảm đáng kể tính chất bền vững của quá trình xây dựng và phát triển các KCN, KCX .

- Hành lang pháp lý cho sự phát triển các KCN, KCX còn nhiều bất cập, mâu thuẫn. Phân cấp tổ chức quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp giữa trung ương và địa phương chưa thật rõ ràng, còn chồng chéo.

- Chính sách thuế tài chính còn nhiều tồn tại, chẳng hạn chính sách khu chế xuất của Việt Nam ra đởi làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư. Ở các nước doanh nghiệp đầu tư vào KCN, KCX được bán hàng sản xuất vào nội địa thì ở Việt Nam các doanh nghiệp trong KCN, KCX phải xuất khẩu 100% . Doanh nghiệp nội địa khi đưa hàng vào khu chế xuất gia công khi nhận hàng ra phải đóng thuế như hàng nhập khẩu, kết quả là doanh nghiệp trong khu chế xuất ít nhận được hàng gia công từ nội địa, còn doanh nghiệp nội địa thích nhập khẩu.

9. Trình độ chuyên môn hoá và tập trung hoá tại các KCN, KCX còn ít.

- Điều đó có nghĩa là mức độ tập trung sản xuất ổn định một số mặt hàng nào đó còn quá ít (theo số liệu năm 2004 chỉ có 4 trong số 81 KCN, KCX đạt tiêu chuẩn này). Bởi vậy các địa phương chưa hình thành được những khu công nghiệp mũi nhọn làm động lực phát triển các mặt hàng chủ lực có tính cạnh tranh cao cả trên thị trường trong và ngoài nước. Điều đó có nghĩa là các KCN, KCX chưa thực sự phát huy vai trò đầu tầu trong thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại, thúc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế địa phương và cả nước.

- Tình trạng nhiều KCN, KCX chưa có chuyên môn hoá, nên dẫn đến hậu quả là các doanh nghiệp vào KCN, KCX mang tính chất đa ngành, thực chất là tình trạng "xôi đỗ". Có trường hợp các ngành sản xuất tồn tại gần bên nhau trong một KCN, KCX , nhưng không những không tạo ra thế hợp tác mà còn đối lập nhau về phương thức sản xuất, vệ sinh an toàn, xử lý môi trường… Điều đó cho thấy, các biện pháp lấp đầy các KCN, KCX mang tính tự phát, thu hút kỳ được, thiếu tính toán, quy hoạch, vớ được doanh nghiệp nào thì hay doanh nghiệp đó, nên mối liên kết ngành trong sản xuất không những không có lại còn gây ảnh hưởng tiêu cực cho nhau.

10. Một số vấn đề tồn tại khác.

- Tại các KCN, KCX, ô nhiễm khí bụi và tiếng ồn là loại hình ô nhiễm khó kiểm soát và không được quan tâm. Khí thải của các cơ sở sản xuất chứa nhiều chất độc hại được xả trực tiếp vào môi trường làm ảnh hưởn đến sức khoẻ của nhân dân trong vùng.

- Ngoài ra, còn có hiện tượng mất an ninh trật tự, tệ nạn xã hội khu vực lân cận các KCN, KCX do công nhân thuê trọ sinh hoạt xen lẫn khu dân cư… Đó cũng là vấn đề cần được quan tâm giải quyết.

- Đình công do mâu thuẫn lợi ích giữa chủ và người lao động trong các KCN, KCX cũng đang xảy ra nhiều nơi, có xu hướng tăng lên kể cả mật độ và quy mô. Tính riêng 2 tháng đầu năm 2006, theo báo Lao động cả nước có gần 150

cuộc đình công lớn, nhỏ, số người tham gia lên đến hàng trăm ngàn người. Mâu thuẫn chủ yếu là chế độ thù lao lao động bất hợp lý.

- Môi trường đầu tư trong nước chưa thật sự thuận lợi đang làm ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của các KCN, KCX, nhất là trong khai thác thị trường đầu vào (lao động, nguyên vật liệu, vốn đầu tư ..) và tiêu thụ sản phẩm thị trường đầu ra cả ở thị trường trong nước và ngoài nước.

- Sự phát triển ồ ạt của các KCN, KCX đã làm cho việc phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật xã hội trong và ngoài KCN, KCX không theo kịp, việc quy hoạch cũng còn chậm hơn so với sự phát triển của các khu công nghiệp,khu chế xuất. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh thu hút các nhà đầu tư vào KCN, KCX đa ngành nghề mà ngay trong một khu công nghiệp doanh nghiệp này có thể là tác nhân ảnh hưởng đến doanh nghiệp khác. Các KCN, KCX ít có cơ hội lựa chọn nhà đầu tư có công nghệ cao.

Chương III

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN, KCX tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng của việc đầu tư vào KCN, KCX.DOC (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w