tiền mua nguyên, nhiên vật liệu, tiền lương công nhân,…
Như vậy tổng chi phí tăng hay giảm chỉ phụ thuộc vào các chi phí biến đổi. Việc phân ra chi phí cố định và chi phí biến đổi để có giải pháp sử dụng có hiệu quả , bởi vì các khoản chi phí cố định nếu không sử dụng chúng theo đúng thời gian thì sẽ gây ra lãng phí. Chẳng hạn, tài sản cốđịnh mặc dù không được sử dụng thì vẫn phải chịu khấu hao, nhà kho nếu bỏ không sẽ bị hư hỏng… Còn nguồn luực biến đổi có thể cất trữ cho vụ sau nếu chưa sử dụng hết trong vụ này.
Ở hình 1.6, trình bày những đuờng cong chi phí điển hình, chi phí cố định không thay đổi với mọi Q được biểu diễn ở đường FC. Khi Q tăng cần nhiều chi phí biến đổi và ngược lại, biểu diễn ởđường VC. Tổng chi phí được hợp thành bởi chi phí cốđịnh và chi phí biến đổi, biểu diễn ởđường TC.
Sản lượng O O TC FC VC TC VC FC Chi phí
Hình 1.6: Tổng chi phí, chi phí cốđịnh, chi phí biến đổi - Tổng chi phí bình quân (ATC: Average total cost hay AC) hay chi phí
trung bình là tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm. Tổng chi phí bình quân bằng tổng chi phí sản xuất chia cho tổng sản phẩm.
ATC = TC/Q
Vì TC = FC + VC => ATC = FC/Q + VC/Q = AFC + AVC
Trong đó:
AFC: (Average fĩed cost) chi phí cốđịnh bình quân. AVC: (Average variable) chi phí biến đổi bình quân
+ Khi mức sản lượng tăng lên AFC sẽ giảm xuống, còn đối với AVC lúc đầu giảm khi nhà sản xuất tăng khối lượng sản phẩm nhưng sau đó có xu hướng tăng lên (do quy luật năng suất cận biên giảm dần).
+ Một vấn đề có tính quy luật nữa là ATC có hình chữ U (còn gọi là hình lòng chảo) và đáy hình chữ U là ATC tối thiểu. Thực vậy, trong gian đoạn đầu của mở
rộng sản xuất sự giảm xuống của AFC có xu hướng giảm nhanh hơn sự tăng lên của AVC do đó ATC có xu hướng giảm khi AVC có xu hướng tăng nhanh hơn sự
giảm đi của AFC thì ATC cũng bắt đầu tăng lên.